Mô hình trồng điều xen canh cà phê hữu cơ với diện tích hơn 12 ha được gia đình ông Phạm Văn Hưng ở thôn 7,ếttạođầuraổnđịnhchonocircngsảkết quả afc cup xã Phước Sơn, huyện Bù Đăng liên kết với một doanh nghiệp chuyên chế biến điều, cà phê ở huyện Đồng Phú từ nhiều năm nay. Ngoài cà phê được thu mua cao hơn giá thị trường từ 3.500-4.000 đồng/kg, điều trồng theo chuỗi giá trị cũng cao hơn 1.000 đồng/kg so với giá bán trên thị trường. Tuy nhiên, để có mức giá này, ngoài đảm bảo yêu cầu nguồn giống, người trồng phải tuân thủ theo quy trình canh tác hữu cơ, quá trình chăm sóc, bón phân, xịt thuốc phải thông qua và có ý kiến từ đơn vị thu mua. Đây không phải là điều kiện mà nông dân nào cũng đáp ứng được, nhất là khi giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ở mức cao như hiện nay. Tham gia Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Đồng Nai, anh Điểu Nu (bìa trái) ở thôn 5, xã Đồng Nai luôn yên tâm về đầu ra hạt điều của gia đình Tham gia Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Đồng Nai gần 3 năm nay, thay vì sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh trên cây điều như trước đây, anh Điểu Nu ở thôn 5, xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng chỉ dùng các chế phẩm sinh học, tăng lượng phân bón hữu cơ theo quy trình hợp tác xã hướng dẫn. Mặc dù năng suất điều không cao nhưng anh rất yên tâm vì giá bán cho đại lý luôn cao hơn giá thị trường từ 400-500 đồng/kg và không còn bị ép giá như trước. Anh Điểu Nu chia sẻ: “Qua quá trình gắn bó, mình nhận thấy làm điều hữu cơ có nhiều cái lợi. Thứ nhất là tốt cho sức khỏe chính mình và cả người tiêu dùng, thứ hai là có giá tốt nên bà con rất yên tâm”.
Được các doanh nghiệp chế biến điều tin tưởng chọn làm đại lý thu mua trên địa bàn, chị Thị Khươi ở thôn 5, xã Đồng Nai cho biết, vụ điều năm 2021, do thu mua vào cuối vụ nên sản lượng chỉ đạt 130 tấn. Riêng vụ điều năm nay, với số lượng thành viên hợp tác xã tăng nhiều so với năm trước cùng với sự tin tưởng của bà con, đại lý đã hoàn thành chỉ tiêu thu mua 3.000 tấn doanh nghiệp giao, dù điều bị thất mùa hơn so với những năm trước. “Giá điều hữu cơ chênh lệch so với giá thị trường, được bao tiêu đầu ra nên dễ thu mua. Có thêm nguồn thu nên bà con yên tâm sản xuất, hy vọng năm tới và những năm tiếp theo diện tích điều trong tỉnh sẽ được mở rộng hơn” - chị Thị Khươi cho biết. Vườn điều hữu cơ của gia đình a Điểu Nu mặc dù năng suất không cao nhưng luôn được doanh nghiệp bao tiêu với giá ổn định, cao hơn giá thị trường - Ảnh: Điểu Vĩnh Trên địa bàn xã Đồng Nai hiện có hơn 3.000 ha điều. Thời gian qua, chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm điều được các doanh nghiệp ký kết với Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Đồng Nai đã phát huy hiệu quả khi giúp bao tiêu đầu ra cho 1.200 tấn và con số được doanh nghiệp đưa ra trong vụ mùa năm nay và những năm tiếp theo là 9.000 tấn. Ngoài tiếp tục vận động người dân tham gia mô hình hợp tác xã, chính quyền địa phương cũng đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó có việc định hướng người dân sản xuất, mở rộng diện tích canh tác theo hướng hữu cơ để tiếp tục duy trì, nâng cao hiệu quả chuỗi liên kết. Ông Bùi Anh Tùng, Phó chủ tịch UBND xã Đồng Nai cho biết: Bà con thấy được giá trị cây điều hữu cơ mang lại đã phần nào yên tâm khi tham gia hợp tác xã. Từ hiệu quả bước đầu của chuỗi liên kết, địa phương sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động bà con tham gia hợp tác xã, đồng thời tăng cường chuyển giao ứng dụng khoa học - công nghệ trong thâm canh, nâng cao năng suất, sản lượng điều hữu cơ trên địa bàn. Nhờ ký kết bao tiêu sản phẩm nên đại lý thu mua điều của chị Thị Khươi ở thôn 5, xã Đồng Nai đã mua vượt kế hoạch mặc dù niên vụ điều 2022 mất mùa so với những niên vụ trước - Ảnh: Điểu Vĩnh Quy trình canh tác theo hướng sạch, an toàn, chuỗi liên kết sản phẩm được các doanh nghiệp ký kết với nông hộ, hợp tác xã được xem là hướng đi phù hợp và cũng là yêu cầu bắt buộc khi sản phẩm được thị trường trong và ngoài nước tiêu thụ với số lượng lớn. Đây cũng là tiền đề quan trọng giúp nâng tầm thương hiệu và nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp của địa phương khi chuỗi liên kết tiếp tục phát huy hiệu quả, được nhân rộng trong thời gian tới. |