Kết thúc phiên giao dịch 4/3, giá Arabica cũng hồi phục 1,96%, lấy lại những gì đã mất trong phiên trước đó, giá Robusta tăng thêm 1,46%, đánh dấu phiên tăng thứ ba liên tiếp. Đồng Real nội địa của Brazil tiếp tục mạnh lên, kết hợp cùng hoạt động xuất khẩu cà phê ảm đạm tại Honduras đã giúp giá Arabica lấy lại đà tăng. Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), nắng nóng kéo dài tại các khu vực trồng cà phê trọng điểm của Việt Nam đã khiến thị trường gia tăng lo ngại về rủi ro sụt giảm nguồn cung thời gian tới.
Đồng Real tăng khi chỉ số lạm phát IGP-Fipe tháng 2 của Brazil giữ mức tăng 0,46% của tháng trước. Điều này kéo theo tỷ giá USD/BRL giảm 0,17%. Chênh lệch tỷ giá tiếp tục thu hẹp đã khiến nhiều nông dân Brazil hạn chế bán, trong khi lực mua chiếm ưu thế trên thị trường. Bên cạnh đó, theo Viện cà phê Honduras (IHCAFE), xuất khẩu cà phê trong tháng 2 của nước này tăng 26% so với cùng kỳ năm trước do nhiều chuyến hàng bị trì hoãn từ tháng 1. Ngoài ra, lũy kế xuất khẩu cà phê trong 5 tháng đầu niên vụ 23/24 của Honduras giảm khoảng 1% so với vụ trước. Với Robusta, nắng nóng kéo dài tại khu vực gieo trồng cà phê trọng điểm của Việt Nam đã làm gia tăng lo ngại về triển vọng nguồn cung kém khả quan. Hơn nữa, tồn kho Robusta trên Sở ICE-EU tiếp tục giảm 600 tấn trong phiên 3/3, kéo tổng lượng cà phê lưu trữ tại đây về còn 23.590 tấn. Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng hôm nay (5/3), giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam bộ tăng 1.100 đồng/kg. Theo đó, cà phê trong nước hiện được thu mua quanh mức 86.200 - 87.100 đồng/kg. Giá cà phê trong những ngày gần đây liên tục xô đổ những kỷ lục đã đem lại niềm vui cho người nông dân. Hiện giá cà phê trong nước đã tăng gần gấp đôi so với cùng thời điểm năm trước. Với mức giá này, nhiều hộ trồng cà phê cho biết mùa vụ năm nay lãi lớn gấp 2 - 4 lần trồng lúa. Nguyên nhân giá cà phê liên tục lập đỉnh mới là do nhu cầu của thế giới với cà phê Robusta của Việt Nam rất lớn. Cùng với đó, nhu cầu tại thị trường nội địa cũng tăng mạnh nên một số sản phẩm cà phê nhân được sử dụng rang xay làm hòa tan trong nước.
Trong khi đó, trong niên vụ 2023 - 2024, sản lượng cà phê của nước ta dự kiến giảm xuống 1,6 - 1,7 triệu tấn, thấp hơn mức 1,78 triệu tấn niên vụ trước đó. Đáng chú ý, năm nay một lượng lớn cà phê phải bù cho lượng hụt năm trước, vì thế dẫn tới việc tình trạng khan hàng đến sớm hơn, ngay từ tháng 2, trong khi thông thường thì phải đến tháng 6 nguồn hàng mới cạn. Theo các chuyên gia ngành cà phê, người nông dân cân nhắc chọn thời điểm thích hợp để bán hàng, bởi dự báo diễn biến giá trong bối cảnh hiện nay là rất khó khăn. Đặc biệt hiện nay, nhu cầu của thế giới với cà phê Robusta Việt Nam rất lớn, đây là nguyên nhân dẫn đến giá cà phê trong nước tăng cao so với nhiều năm trong lịch sử. Người nông dân trồng cà phê thu về lợi nhuận cao hơn. Về giá cà phê tăng liên tục thời gian qua, chuyên gia nhận định, một phần đến từ nguồn cung, khi sản lượng ước giảm khoảng 10%. Một số hộ dân chuyển sang trồng sầu riêng nên diện tích giảm. Một số doanh nghiệp nhập thêm hàng từ nước khác để đảm bảo nguồn cung xuất khẩu, chủ yếu là doanh nghiệp FDI. Cùng với đó, một nguyên nhân cũng khiến giá cà phê tăng là một số sản phẩm cà phê nhân được sử dụng rang xay làm hòa tan trong nước, nên nhu cầu nội địa tăng. Đặc biệt hiện nay, nhu cầu của thế giới với cà phê Robusta Việt Nam rất lớn, đây là nguyên nhân dẫn đến giá cà phê trong nước tăng cao so với nhiều năm trong lịch sử. Người nông dân trồng cà phê thu về lợi nhuận cao hơn. Tổng Giám đốc Simexco Daklak Lê Đức Huy thông tin trên báo chí, ước tính, lượng cà phê trong dân còn rất thấp, tình trạng này ngược so với mọi năm. Thông thường phải tới tháng 6, nguồn hàng mới cạn nhưng đến nay mới hết tháng 2 đã có dấu hiệu gần cạn hàng. Tổng cục Thống kê Việt Nam ước báo xuất khẩu cà phê trong tháng 2 chỉ đạt 160.000 tấn, giảm gần 20% so với cùng kỳ năm trước, đã khiến thị trường tiêu thụ toàn cầu lo lắng thiếu hụt nguồn cung, trong bối cảnh tồn kho sàn London vẫn còn quanh quẩn ở mức thấp kể từ 2014. |