Xe ô tô là một trong 4 mặt hàng được quy định MSTT. Ảnh: Đức Minh Bộ Tài chính cho biết,ĐềxuấtBộYtếthựchiệnmuasắmtậptrungthuốcquốty so truc tuyen 7m cn sau khi lấy ý kiến tham gia của các bộ, ngành, địa phương, danh mục mua sắm tập trung (MSTT) cấp quốc gia trước mắt được Bộ trình lên Chính phủ gồm 4 loại là: xe ô tô, máy in, máy vi tính, máy photocopy. Về thực hiện MSTT phải được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn, định mức quy định; thực hiện mua sắm trong phạm vi nguồn kinh phí được phép sử dụng, bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm và có hiệu quả; bảo đảm mua sắm đồng bộ, hiện đại phù hợp với yêu cầu, nội dung hoạt động và quá trình cải cách nền hành chính nhà nước, cải cách tài chính công. Việc MSTT phải được thực hiện thông qua đơn vị MSTT và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu. Về cách thức thực hiện mua sắm, dự thảo đã cụ thể hóa tại khoản 3, Điều 44 Luật Đấu thầu với quy định: “Việc MSTT sẽ được thực hiện theo cách thức ký hợp đồng trực tiếp hoặc theo cách thức ký thỏa thuận khung, trong đó, cách thức ký thỏa thuận khung là cách thức chủ yếu được áp dụng”. Một điểm khác biệt trong dự thảo lần này đó là việc quy định MSTT với thuốc chữa bệnh (trong lĩnh vực y tế). Theo Bộ Tài chính, việc đấu thầu MSTT thuốc chữa bệnh có nhiều đặc thù liên quan đến tiêu chuẩn kỹ thuật (hàm lượng các hoạt chất, nơi sản xuất, hạn sử dụng,…) hoặc nhu cầu sử dụng không ổn định trong năm,… nên tại dự thảo trình Chính phủ lần này, Bộ Tài chính đề xuất Bộ Y tế sẽ thực hiện việc MSTT thuốc quốc gia. Cùng với đó, Bộ Tài chính sẽ là đơn vị thực hiện MSTT tài sản thuộc Danh mục mua sắm tài sản tập trung quốc gia; các bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản thuộc danh mục MSTT tại cấp của mình. Bộ Tài chính cho biết, với các quy định sửa đổi, bổ sung, cùng với các quy định đã nêu ra trong gần 6 năm thực hiện thí điểm mua sắm TSNN theo phương thức tập trung sẽ là cơ sở để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc mua sắm TSNN hiện nay, cũng như góp phần tiết kiệm chi tiêu công, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng TSNN, phòng, chống lãng phí, tham nhũng. Việc MSTT cũng nhằm cụ thể hóa và triển khai thực hiện chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong quản lý tài sản công./. Hạnh Thảo |