【soi kèo bóng đá nhật bản hôm nay】Tìm lời giải cho phòng, chống bạo lực học đường
Bàn giải pháp hạn chế bạo lực học đường
Diễn biến phức tạp
Báo cáo của Sở GD&ĐT cho biết,ìmlờigiảichophòngchốngbạolựchọcđườsoi kèo bóng đá nhật bản hôm nay từ năm 2017 đến năm 2020 không có vụ việc bạo lực học đường nguy hiểm xảy ra trên địa bàn tỉnh, nhưng từ năm 2021 đến đầu năm 2022, liên tiếp xảy ra nhiều vụ việc báo động.
Năm 2021 xảy ra 2 vụ, trong đó 1 vụ liên quan giữa học sinh nữ Trường THCS Duy Tân (TP. Huế) với học sinh nữ Trường THCS Thủy Dương (thị xã Hương Thủy) và 1 vụ liên quan học sinh nữ Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng (TP. Huế). Đầu năm 2022 có 3 vụ, trong đó 1 vụ liên quan học sinh nữ Trường THCS Nguyễn Chí Diểu (TP. Huế), 1 vụ liên quan học sinh nữ Trường THPT Hương Trà, 1 vụ việc nghiêm trọng gây hậu quả chết người ở Trường THCS Phong An (Phong Điền). Đa phần các vụ việc đều xuất phát từ mâu thuẫn cá nhân trên mạng xã hội rồi giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực.
Nếu như trước đây, nói đến bạo lực học đường là nói đến những hành vi nóng nảy, sai trái, thiếu kiềm chế, kiểm soát của các học sinh nam với nhau, thì nay, qua các phương tiện thông tin đại chúng phản ảnh về thực trạng bạo lực học đường, việc các nữ sinh hành hung, đánh nhau ngày càng phổ biến, xuất hiện số lượng nữ sinh tham gia “đánh hội đồng” ngày càng nhiều. Điều đáng lưu tâm là thái độ thờ ơ, dửng dưng, vô cảm của những học sinh chứng kiến, chỉ đứng xem, ghi hình, quay clip, cổ súy thay vì vào can ngăn, thông báo với lực lượng chức năng để hỗ trợ, giúp đỡ.
Theo TS. Nguyễn Thanh Hùng, Trưởng khoa Tâm lý giáo dục Trường ĐHSP Huế, chúng ta cần ứng xử tốt với tâm sinh lý của các em. Trong khi, ở lứa tuổi mới lớn, các em thiếu kỹ năng kiềm chế cảm xúc nên dẫn đến bạo lực học đường. Tuy nhiên, ở các trường, phòng tư vấn cho học sinh còn gặp khó khăn khi chủ yếu nhân viên là kiêm nhiệm. Vấn đề là phụ huynh cần quan tâm đến con em nhiều hơn nữa…
Những kinh nghiệm hay
Để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Phú Lộc Cái Thị Cẩm Hương cho biết: Ngành giáo dục đã ban hành các văn bản chỉ đạo, trong đó cần chú trọng đến 3 mối quan hệ là: gia đình, nhà trường và xã hội.
Gia đình và nhà trường là 2 yếu tố giáo dục có tính quyết định nhất đến tính cách và sự phát triển của học sinh. Vì vậy, cần phải có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường để uốn nắn, định hướng sự phát triển của học sinh, không chỉ chú trọng đến kết quả học tập mà còn phải chú ý đến các em nghĩ gì và cách hành xử của các em đối với bạn bè. Thường xuyên liên lạc, trao đổi thông tin giữa nhà trường với gia đình để nắm bắt và phát hiện sớm tình hình của học sinh. Nếu có biểu hiện hay những hành vi tiêu cực, bạo lực thì cả 2 cùng phối hợp để giáo dục, định hướng các em, giúp các em có lối sống văn minh, tránh xa các hành vi bạo lực.
Là đơn vị trường học đã phát huy được vai trò của Hội Cha mẹ học sinh trong phòng, chống bạo lực học đường, một trong những kinh nghiệm của phụ huynh Trường THPT Hà Trung (Phú Vang) được chia sẻ là thiết lập và duy trì mối liên hệ với giáo viên chủ nhiệm qua các hình thức như gặp gỡ trực tiếp, gọi điện thoại, hệ thống tin nhắn SMASS, các nhóm messenger hay zalo. Chủ động nắm bắt tình hình học tập, rèn luyện của con ở trường, ở lớp, đồng thời cung cấp thông tin về diễn biến tâm tư, tình cảm của con cho giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp tư vấn định hướng kịp thời.
Bàn về vai trò của tổ chức Đoàn, kinh nghiệm mà Trường THPT A Lưới rút ra là thành lập và phát huy vai trò hoạt động các đội thanh niên xung kích, thanh niên tình nguyện trong nhà trường để thường xuyên nắm thông tin, báo cáo các hành vi có nguy cơ dẫn đến bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên cho tổ chức Đoàn biết, phối hợp với giáo viên, nhà trường để có biện pháp giáo dục, ngăn ngừa. Cùng với đó là việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng, chống bạo lực học đường cho đoàn viên trong nhà trường, thông qua các buổi sinh hoạt Đoàn, tuyên truyền qua fanpage của Đoàn trường, các buổi ngoại khóa RCV, Đố vui để học… về truyền thông phòng, chống bạo lực học đường cho ĐVTN.
Cần sự chung tay của cộng đồng
Hội nghị chuyên đề về nâng cao hiệu quả công tác giáo dục phòng, chống bạo lực học đường do Sở GD&ĐT tổ chức ghi nhận nhiều giải pháp.
Đáng chú ý là các giải pháp về đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về phòng, chống bạo lực học đường; tích hợp nội dung giáo dục phòng, chống bạo lực học đường vào các hoạt động giáo dục, nội dung chương trình, sách giáo khoa; phòng ngừa bạo lực học đường gắn với hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị bạo lực, xâm hại trong các cơ sở giáo dục; xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện trong cơ sở giáo dục; nâng cao năng lực, phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong các cơ sở giáo dục; nâng cao năng lực tư vấn tâm lý cho giáo viên làm công tác tư vấn tâm lý trong trường học; kiểm tra, giám sát và xử lý về bạo lực học đường.
Vấn đề đặt ra là, hơn lúc nào hết, cần có sự chung tay vào cuộc của các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thị xã, thành phố, sự tham gia góp sức, trí tuệ của các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà giáo trực tiếp làm công tác quản lý, giáo dục trong việc đề xuất ý kiến, các giải pháp khoa học, hữu hiệu, chung tinh thần trách nhiệm nhằm ngăn chặn, phòng ngừa có hiệu quả tình trạng bạo lực học đường hiện nay.
Bài, ảnh: Huế Thu
相关推荐
- Google Maps chỉ sai đường, Google vẫn không chịu sửa
- Diệp Lâm Anh thất bại trong việc giành quyền nuôi con trai
- Tháng Một: Tỷ lệ IPO thành công của doanh nghiệp đạt 80%
- Quên đóng cửa kính ô tô, cô gái bị kẻ gian trộm tài sản
- Google Maps chỉ sai đường, Google vẫn không chịu sửa
- Bế mạc Ngày hội gia đình các tỉnh Đông Nam Bộ lần thứ XIII năm 2024
- Việt Nam thu hút hơn 8,8 triệu lượt khách quốc tế trong 6 tháng
- Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Phạm Đình Cự bị khởi tố