当前位置: 当前位置:首页 > Thể thao > 【keo tbn】Từ 7/2019 bằng đại học chính quy và tại chức có giá trị ngang nhau 正文

【keo tbn】Từ 7/2019 bằng đại học chính quy và tại chức có giá trị ngang nhau

2025-01-09 23:55:38 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá 点击:456次
tu 72019 bang dai hoc chinh quy va tai chuc co gia tri ngang nhau
Từ tháng 7/2019,ừbằngđạihọcchínhquyvàtạichứccógiátrịkeo tbn bằng cử nhân sẽ không ghi hình thức đào tạo chính quy hay không chính quy (tại chức, liên thông, đào tạo từ xa). Ảnh internet.

Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học được Quốc hội khóa XIV của kỳ họp thứ VI thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/7/2019. Theo đó, tại Khoản 1, Điều 38 về văn bằng giáo dục đại học trong luật quy định: "Văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương".

Tại Khoản 2, Điều 38 cũng nêu rõ: "Người học hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của trình độ đào tạo theo quy định, hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm của người học thì được hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học cấp văn bằng ở trình độ đào tạo tương ứng".

Theo quy định trong luật, từ tháng 7/2019, bằng cử nhân sẽ không ghi hình thức đào tạo chính quy hay không chính quy (tại chức, liên thông, đào tạo từ xa). Điều này cũng có nghĩa bằng chính quy và tại chức có giá trị ngang nhau. Quy định mới được cho là sẽ góp phần tạo điều kiện cho sinh viên đào tạo theo hình thức khác nhau có cơ hội ngang nhau trong việc tuyển dụng lao động.

Khi những quy định này được đưa vào Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, nhiều chuyên gia giáo dục cũng nhận định không thể cào bằng chất lượng giữa hai hình thức đào tạo này.

Để làm rõ hơn quy định về việc cấp văn bằng được đưa vào dự thảo luật, trong nhiều lần trao đổi với báo chí, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: Điều 36, Luật Giáo dục đại học năm 2012 quy định chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, đại học gồm mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học sau khi tốt nghiệp; nội dung đào tạo, phương pháp đánh giá đối với mỗi môn học và ngành học, trình độ đào tạo. Chương trình đào tạo theo hình thức giáo dục thường xuyên có nội dung như chương trình đào tạo theo hình thức giáo dục chính quy. Theo Điều 37, cơ sở giáo dục đại học chỉ được liên kết đào tạo trình độ cao đẳng, đại học theo hình thức giáo dục thường xuyên… với điều kiện cơ sở giáo dục được liên kết đào tạo bảo đảm các yêu cầu về môi trường sư phạm, cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện và cán bộ quản lý .

Theo Điều 54, trình độ chuẩn của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ trở lên. Như vậy, luật hiện hành đã quy định từ chương trình đào tạo (bao gồm cả chuẩn đầu ra) đến điều kiện dạy - học, chuẩn giảng viên… của hình thức giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên đều như nhau. Hai hình thức này chỉ khác nhau ở khâu tổ chức đào tạo, để phù hợp điều kiện, nhu cầu học tập khác nhau của người học.

Ngoài ra, hiện nay, Việt Nam đã ban hành Khung trình độ quốc gia thống nhất quy định khối lượng học tập tối thiểu, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm của người tốt nghiệp mỗi trình độ đào tạo.

Vì vậy, nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo trong xu hướng gia tăng quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học và hội nhập quốc tế, đáp ứng nhu cầu của mọi người học tham gia, luật sửa đổi dự kiến quy định:

“Các trình độ đào tạo của giáo dục đại học được thực hiện theo các hình thức đào tạo tập trung, đào tạo không tập trung. Cụm từ đào tạo tập trung hoặc không tập trung với hàm ý là hai hình thức chỉ khác nhau về phương thức tổ chức đào tạo. Còn từ chuẩn chương trình, chuẩn giáo viên, cách thức tổ chức, kiểm tra đánh giá... đến chuẩn đầu ra đều phải được xây dựng và thực hiện đúng như hình thức tập trung".

Vì vậy, dự kiến sẽ không còn hai loại văn bằng với tên gọi riêng biệt là bằng chính quy, bằng vừa học vừa làm nữa. Điều này phù hợp thông lệ chung trên thế giới.

作者:Nhà cái uy tín
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜