【ty le keo malay】Quản lý huyết áp, ngăn ngừa bệnh tim
(CMO) Tăng huyết áp là bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Huyết áp tăng cao trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều vấn đề về đái tháo đường, suy thận, đột quỵ và nguy cơ bệnh tim mạch.
Bệnh tăng huyết áp hay còn gọi là cao huyết áp, thường ít biểu hiện cho đến khi trở nên trầm trọng và gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể. Ða phần người dân đều chủ quan đến khi xuất hiện các cơn tăng huyết áp.
Hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh tăng huyết áp tại Trạm Y tế xã Tân Thành, TP Cà Mau. |
Theo Tổ chức Y tế thế giới, bình thường ở người lớn, huyết áp tâm thu dưới 140 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg. Tăng huyết áp có 3 giai đoạn, ở giai đoạn 1 huyết áp chỉ tăng nhẹ, ít biểu hiện và chưa làm tổn thương đến mạch máu cũng như các cơ quan nội tạng khác; giai đoạn 2 các biểu hiện tổn thương đã rõ, như hẹp một phần hay toàn bộ động mạch vành, xơ vữa động mạch, phì đại tâm thất trái… có thể phát hiện được bằng cách siêu âm; ở giai đoạn 3 thì tình trạng sức khoẻ ở mức báo động đỏ, lúc này mạch máu và các cơ quan nội tạng đã tổn thương trầm trọng, như phình động mạch; tắc động mạch, nhồi máu cơ tim, suy tim, tai biến mạch máu não… nguy cơ tử vong là rất cao.
Tăng huyết áp thường xảy ra ở những người tăng cân, béo phì, người cao tuổi, đặc biệt là ở những người có tiền sử hút thuốc lá. Tăng huyết áp diễn biến thầm lặng, ít có biểu hiện rõ ràng nhưng những biến chứng mà nó đem lại thì rất nặng nề. Nhiều người khi đi khám phát hiện tăng huyết áp nhưng trước đó không hề nhận thấy dấu hiệu nào. Một số thì có các triệu chứng, như nhức đầu, chóng mặt, ù tai, mất ngủ mức độ nhẹ, hoa mắt... Cũng có thể tuỳ bệnh nhân mà các triệu chứng này dữ dội hơn, có thể đau vùng tim, giảm thị lực, người bệnh thở gấp, mặt đỏ bừng tái xanh, nôn ói, hồi hộp, hốt hoảng. Những nhận biết này có thể giúp bệnh nhân phát hiện sớm bệnh cũng như đánh giá đúng mức độ, tình trạng bệnh của mình để khám và điều trị kịp thời.
Tăng huyết áp có thể điều trị bằng thuốc và bằng cách thay đổi lối sống, như giảm cân, bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, ăn những thức ăn có lợi cho sức khoẻ, giảm ăn muối và thường xuyên tập thể dục.
Bác sĩ khuyến cáo, người bệnh cần kiên trì điều trị cả khi chưa có triệu chứng. Ðặc biệt là không được bỏ điều trị, vì nếu không được kiểm soát tốt người mắc bệnh tăng huyết áp có nguy cơ dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Hội Tim mạch Việt Nam khuyến cáo, mỗi người cần tích cực tập luyện thể thao; ăn uống nhiều rau củ quả và hạn chế ăn muối; tránh xa các chất gây nghiện, như cà phê, rượu bia, thuốc lá; thư giãn và nghỉ ngơi đầy đủ.
Bệnh tăng huyết áp ở giai đoạn đầu có ít triệu chứng, chính vì vậy người bệnh thường chủ quan và chỉ đến cơ sở y tế khám bệnh khi có các triệu chứng nặng. Do đó, cách phát hiện bệnh tăng huyết áp là phải kiểm tra huyết áp thường xuyên, nhất là khi có dấu hiệu nghi ngờ. Khi biết mình bị tăng huyết áp, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để có một phác đồ điều trị tốt nhất cho sức khoẻ của bản thân. Kiểm tra sức khoẻ định kỳ là cách hữu hiệu để phát hiện bệnh tăng huyết áp giúp ngăn chặn bệnh liên quan đến tim mạch./.
Minh Khang