【7m.cm ty so truc tuyen】Hiến kế phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam
Hội nghị văn hóa toàn quốc mới diễn ra tại Hà Nội,ếnkếpháttriểncácngànhcôngnghiệpvănhóaởViệ7m.cm ty so truc tuyen PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Phương Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam đã phát biểu tham luận. VietNamNet xin trích đăng một số nội dung của tham luận:
Các ngành công nghiệp văn hóa chưa phát huy tiềm năng, lợi thế về nguồn tài nguyên mềm văn hóa
Mặc dù đổi mới về thể chế đã tạo nên sự thay đổi tích cực trong nhận thức xã hội, giảm thiểu tình trạng manh mún, tăng cường kết nối quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của một số ngành công nghiệp văn hóa trong quá trình chuyển hóa các tài nguyên di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, di sản thiên nhiên thành những thành tố tạo sức thu hút, hấp dẫn văn hóa. Nhưng với một số ngành, việc chuyển đổi từ tài nguyên mềm thông qua lựa chọn các thành tố phù hợp tạo nên chuỗi giá trị sáng tạo, sản xuất sản phẩm và dịch vụ văn hóa có khả năng thu hút thị trường văn hóa trong và ngoài nước vẫn chưa đạt được hiệu quả cao.
Việt Nam có quy mô dân số gần 100 triệu người là một thị trường tiềm năng các sản phẩm công nghiệp văn hóa nội địa, nhưng các khảo sát thực tế cho thấy, sức tiêu dùng của người Việt đối với các sản phẩm công nghiệp văn hóa vẫn ưu ái hàng “ngoại” nhiều hơn “nội". Có thể thấy, các sản phẩm công nghiệp văn hóa Việt Nam thiếu đi sự độc đáo, tính ứng dụng và cách thể hiện sống động bản sắc văn hóa. Do đó, chưa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và tiêu dùng văn hóa ngày càng cao người dân trong nước. Điều này dẫn đến thị trường văn hóa trong nước đang bị xâm lấn bởi các sản phẩm công nghiệp văn hóa đến từ các cường quốc văn hóa cùng khu vực châu Á với Việt Nam như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc.
Cơ sở hạ tầng phong phú giàu bản sắc và 198 không gian sáng tạo đa dạng các biểu đạt phân bổ trên toàn quốc là một lợi thế để Việt Nam khai thác chuyển hóa thành sức mạnh mềm văn hóa ở sức hấp dẫn, khả năng kết nối. Tuy nhiên, đổi mới thể chế chưa quyết liệt trong việc mở cửa cho việc đầu tư mạnh vào khu vực tư nhân, các rào cản thể chế chưa được phá vỡ hướng tới sự kết hợp công tư trong khai thác và phát huy hiệu quả cơ sở hạ tầng và các không gian sáng tạo văn hóa.
Mặt khác, việc chưa xem công nghiệp văn hóa là một lĩnh vực có sự kết hợp chặt chẽ giữa sáng tạo, công nghệ và bản quyền đã làm cho nguồn tài nguyên này chưa tạo được ấn tượng thu hút đối với cảm nhận của người nước ngoài. Các kết quả khảo sát cho thấy, đánh giá về mức độ phát huy giá trị của những cơ sở vật chất và không gian văn hóa của nước ta phần lớn những người nước ngoài tham gia trả lời phỏng vấn đều đánh giá ở mức trung bình. Chỉ có 2 cơ sở vật chất và không gian văn hóa là bảo tàng Hồ Chí Minh và phố đi bộ Hồ Gươm được đánh giá ở mức phát huy khá tốt với mức điểm trung bình là 4,2 và 4,1 (trong thang điểm từ 1 đến 5, trong đó, 1 là chưa được phát huy và 5 là phát huy rất tốt). Điều này cho thấy, những người được hỏi chưa đánh giá cao việc nước ta phát huy giá trị của những cơ sở vật chất và không gian văn hóa này.
Việt Nam chưa tạo được cơ chế phối hợp đồng bộ hiệu quả trong phát triển công nghiệp văn hóa
Trong thời gian qua, một số chính sách đã bám sát thực tiễn đất nước, địa phương, ngành trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Nhờ đó, bước đầu đã tạo lập và hoàn thiện được một hệ thống chính sách có khả năng chuyển đổi hiệu quả một số tài nguyên mềm văn hóa thông qua các sản phẩm và dịch vụ công nghiệp văn hóa, đặc biệt là ở lĩnh vực du lịch văn hóa. Tuy vậy, việc phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam thông qua công nghiệp văn hóa vẫn còn là một chuỗi liên kết yếu trong phát huy sức mạnh tổng thể quốc gia. Nguyên nhân là do năng lực xây dựng thể chế, quản lý, điều hành, tổ chức thực thi pháp luật còn yếu… Năng lực dự báo, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn yếu…. Có thể thấy những hạn chế, bất cập đó trên các khía cạnh chủ yếu sau đây: Hệ thống quản lý phân tách khó mang lại một phương thức tiếp cận tổng thể có thể phát huy hiệu quả cho tất cả các ngành công nghiệp văn hóa dựa trên sự kết nối giữa sáng tạo và công nghệ.
Cụ thể, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý nghệ thuật biểu diễn, nhiếp ảnh, điện ảnh, bản quyền tác giả, du lịch văn hóa; Bộ Khoa học công nghệ quản lý công nghệ, khoa học, tài sản trí tuệ, Bộ Thông tin – Truyền thông quản lý báo chí, phát thanh, truyền hình, xuất bản; Bộ Xây dựng quản lý kiến trúc, Bộ giáo dục quản lý giáo dục và đào tạo liên ngành. Các ngành công nghiệp văn hóa khó chuyển mình trong sự phân tách, cộng thêm những rào cản về thể chế làm chậm quá trình biến văn hóa thành một lĩnh vực đầu tư, mở rộng cửa cho khu vực tư nhân và tạo điều kiện cho giải phóng sức sáng tạo, đa dạng hóa các biểu đạt thể hiện bản sắc và tính ứng dụng trong các sản phẩm, dịch vụ và không gian sáng tạo khiến cho công nghiệp văn hóa chưa là một ngành kinh tế mũi nhọn. Đây chính là điểm yếu cốt tử trong việc hiện thực hóa mục tiêu coi công nghiệp văn hóa là kênh truyền dẫn mũi nhọn phát sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam hiện nay.
Một số đề xuất quan điểm, mục tiêu, giải pháp
Những phân tích ban đầu trong công trình này đã từng bước giúp nhận rõ hơn vai trò của thể chế trong việc hỗ trợ, khuyến khích các ngành công nghiệp văn hóa vươn lên thoát khỏi tình trạng manh mún để trở thành một kênh truyền dẫn chủ lực phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam ở cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, những hạn chế mà chúng tôi đề cập đến cũng chỉ ra, các ngành công nghiệp văn hóa hiện nay chưa tạo được sự phát triển đột phá, chưa thu hút, hấp dẫn thị trường do chưa khai thác hiệu quả tiềm năng thế mạnh đến từ nguồn tài nguyên văn hóa vốn rất dồi dào của Việt Nam. Dựa trên tình hình thực tiễn của Việt Nam, cũng như căn cứ vào kinh nghiệm quốc tế, chúng tôi cho rằng, trong thời gian tới, muốn phát huy hiệu quả sức mạnh mềm văn hóa thông qua chuyển hóa các tài nguyên văn hóa thành các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa, từ góc độ thể chế Việt Nam cần xác định hệ thống quan điểm, mục tiêu, giải pháp phát triển công nghiệp văn hóa như sau:
Quan điểm định hướng
- Phát triển công nghiệp văn hóa theo hướng hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; bảo đảm yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế. Xây dựng và phát triển công nghiệp văn hóa thích ứng với xu thế phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và các công nghệ mới, hiện đại.
- Chủ động hợp tác, xúc tiến thương mại và quảng bá các sản phẩm công nghiệp văn hóa của Việt Nam ra thế giới nhằm mở rộng thị trường, phát huy sức mạnh mềm văn hóa, nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế.
Các nhóm giải pháp
*Kiện toàn khung khổ thể chế, chính sách:Hoàn thiện khung thể chế, chính sách, tháo gỡ kịp thời những rào cản, vướng mắc, khó khăn, hình thành khung khổ pháp lý, thể chế nhằm phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực, tạo động lực cho công nghiệp văn hóa phát triển theo hướng đáp ứng yêu cầu thị trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập quốc tế; Tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về: Điện ảnh, Di sản văn hóa, Sở hữu trí tuệ, Quảng cáo... Hoàn thiện, bổ sung các quy định pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan đáp ứng yêu cầu bảo hộ và thực thi quyền trong nước và hội nhập quốc tế; thúc đẩy phát triển văn hóa và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.
*Hoàn thiện thị trường văn hóa, ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp văn hóa: Chú trọng hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế thị trường văn hóa gắn với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo hệ sinh thái thuận lợi để huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên văn hóa nhằm thúc đẩy đầu tư, sáng tạo, sản xuất, phân phối, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ văn hóa; Xây dựng, đề xuất các chính sách ưu đãi về vốn, thuế, đất đai, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa. Có cơ chế ưu đãi, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa; hoàn thiện chính sách đặt hàng, ưu đãi khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có lợi thế, tiềm năng như: điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, du lịch văn hóa...; Thúc đẩy khả năng tiếp cận, sử dụng sản phẩm, dịch vụ văn hóa của công chúng thông qua việc hình thành cơ chế khuyến khích doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, ứng dụng công nghệ tiên tiến để tăng cường sáng tạo, sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Khuyến khích xã hội hình thành các quỹ phát huy sáng kiến quy mô vừa và nhỏ trong hoạt động sáng tạo công nghiệp văn hóa; Nâng cao ý thức thực thi pháp luật về quyền tác giả và các quyền liên quan trong toàn xã hội.
Củng cố, tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý, cơ quan thực thi quyền tác giả từ Trung ương đến địa phương; Xây dựng cơ sở dữ liệu văn hóa quốc gia; Bộ chỉ số văn hóa quốc gia vì sự phát triển bền vững, bảo đảm kết nối, tích hợp đồng bộ với hệ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của Đề án Hệ Tri thức Việt số hóa; Phát triển những sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa độc đáo, sáng tạo; tạo cơ chế phối hợp tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa, từng bước xây dựng và phát triển thương hiệu Việt Nam có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước; Xác định một số sản phẩm cụ thể, chủ lực làm tiền đề phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp văn hóa có tiềm năng, lợi thế, như: điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm, du lịch văn hóa...; thúc đẩy phát triển các loại hình nghệ thuật đương đại, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp văn hóa.
*Đổi mới cơ chế đầu tư tài chính trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa:Hiện nay, cơ chế đầu tư tài chính trong lĩnh vực văn hóa chỉ chú trọng tới đầu tư của chính phủ mà xem nhẹ vấn đề thu hút vốn. Đầu tư tài chính trong lĩnh vực văn hóa, thực chất bao gồm hai khái niệm là đầu tư và thu hút vốn. Là nước có nguồn lao động dồi dào nhưng vốn đầu tư phát triển lại tương đối eo hẹp trong lĩnh vực văn hóa. Sự đầu tư tài chính thường tập trung cho các hoạt động thuộc về các đơn vị làm văn hóa, trong khi vấn đề thu hút lại bị xem nhẹ. Do đó, muốn đổi mới cơ chế đầu tư văn hóa, xây dựng một cơ chế đầu tư tương xứng với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Việt Nam buộc phải giải quyết hiện tượng “thắt cổ chai” về vốn đầu tư.
Ngoài ra, đổi mới cơ chế đầu tư còn có lợi rất lớn trong việc thúc đẩy quá trình điều chỉnh kết cấu trong chế độ sở hữu và kết cấu ngành công nghiệp văn hóa thông qua việc “tăng lượng” thu hút vốn trong đầu tư. Việc này đồng thời cũng có thể kích hoạt được nguồn vốn tồn đọng của Nhà nước, ưu việt hóa cơ cấu vốn trong các doanh nghiệp văn hóa Nhà nước, có lợi cho việc bố trí sắp xếp nhân lực thông qua nguồn vốn văn hóa, giải quyết vấn đề mối quan hệ hữu cơ giữa hai yếu tố của sản xuất là nguồn vốn và nhân lực trong quá trình phát triển sự nghiệp văn hóa. Đây là giải pháp quan trọng để phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam hiện nay đã được Đảng và Nhà nước Việt Nam đưa ra các quyết sách có tính chiến lược. Song vấn đề cơ bản để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đòi hỏi phải có chính sách đầu tư và đào tạo nguồn nhân lực.
Hơn nữa cần có chính sách cởi mở để có thể phát huy tiềm năng văn hóa của mình, thu hút bên ngoài hướng tới "sức hấp dẫn" - văn hóa của đất nước ngay tại chỗ. Vấn đề tạo ra "không gian sáng tạo" hay môi trường sáng tạo cũng là một giải pháp quan trọng cho việc phát huy sức mạnh mềm văn hóa nước ta hiện nay. Việc bồi dưỡng năng lực sáng tạo và tạo môi trường sáng tạo cho những tài năng văn hóa (văn nghệ sĩ, trí thức khoa học công nghệ) cũng là giải pháp rất căn bản của sự phát triển các ngành công nghiệp văn hóa bên cạnh các giải pháp khác.
Tăng cường cơ chế hợp tác công – tư trong quá trình đa dạng hóa các sản phẩm – dịch vụ văn hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ văn hóa của các đối tượng thụ hưởng khác nhau: Việt Nam cần có những thay đổi mang tính chiến lược về chính sách phát triển công nghiệp văn hóa nhằm tạo môi trường thể chế thuận lợi cho việc hợp tác công tư (sự kết hợp giữa các chủ thể tư nhân với các các thể chế văn hóa do nhà nước dẫn dắt và khuôn khổ pháp lý của Nhà nước) dựa trên hiệu quả thị trường nhằm phát triển được các sản phẩm văn hóa vừa có khả năng đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng của các đối tượng thụ hưởng văn hóa trong nước, vừa hướng tới việc thu hút ngày một mạnh mẽ hơn tới thị trường khách du lịch đến Việt Nam tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp văn hóa và từng bước quảng bá hình ảnh quốc gia, nâng cao vị thế quốc tế.
* Đầu tư phát triển hạ tầng các ngành công nghiệp văn hóa:Do tính hấp dẫn của văn hóa đại chúng và nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có nội dung số vừa phục vụ thị trường nội địa vừa hướng ra nước ngoài, nên việc phát triển các cơ sở hạ tầng cho các ngành công nghiệp này vô cùng quan trọng, mang tính quyết định đến sự thành công của quá trình chuyển hóa nguồn tài nguyên văn hóa thành các sản phẩm văn hóa từ đó làm nên sức mạnh mềm văn hóa. Kinh nghiệm quốc tế đã cho thấy, các quốc gia phát triển (Mỹ và phương Tây) và mới phát triển (Nhật Bản, Hàn Quốc) đều phát triển các ngành điện ảnh, âm nhạc, games… trên cơ sở hệ thống ICT phát triển. Bởi chính sự phát triển của hệ thống này đảm bảo chất lượng truyền tải, kênh tiếp cận và đánh giá nhu cầu thị trường để có những chiến lược tiếp cận hiệu quả mang lai sức cạnh tranh của ngành công nghiệp văn hóa trong nước. Vì vậy, việc phát triển các cơ sở hạ tầng sẽ giúp Việt Nam đảm bảo nền tảng số hóa thuận lợi cho sự phát triển các nguồn lực quyền lực mềm, gia tăng khả năng và cách thức tiếp cận đến đối tượng, mang lại năng lực thích ứng nhanh trước các xu hướng thị trường trong ngành công nghiệp văn hóa.
- Đổi mới phương thức khai thác, tăng cường kết nối truyền thống với hiện đại trong sáng tạo, sản xuất, phân phối các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa:
Trong phát triển công nghiệp văn hóa chỉ dựa vào văn hóa truyền thống sẽ không thực sự giúp ích cho sự gia tăng sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường văn hóa từ đó gia tăng sức mạnh mềm văn hóa của bất cứ quốc gia nào. Vì vậy, việc phát huy sức mạnh mềm văn hóa hiện nay đang ngày càng hướng đến tạo dựng bản sắc quốc gia vừa gắn với truyền thống vừa mang tính mới tương thích với các giá trị chung của toàn cầu trong một thế giới đa văn hóa, dung hợp văn hóa, ngày càng mở và đa dạng. Sở dĩ Việt Nam chưa thể tạo nên được ngành công nghiệp văn hóa với các sản phẩm văn hóa đại chúng có sức thu hút trên toàn cầu là do chúng ta chưa đổi mới phương thức khai thác nguồn tài nguyên văn hóa truyền thống và chưa thực sự tạo được sự liên kết được truyền thống với các giá trị chung mới hiện đại toàn cầu.
PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Phương
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam
Không có văn hóa, sự no đủ hay giàu có cũng vô nghĩa
Các nghệ sĩ là đại biểu dự Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11 chia sẻ ý kiến tâm huyết với VietNamNet.
下一篇:Thư rác chiếm 56% tổng số lưu lượng thư điện tử toàn cầu
相关文章:
- Mời chuyên gia quốc tế tham vấn phương án làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
- Tỷ giá hôm nay (12/5): Chốt phiên cuối tuần, tỷ giá USD trung tâm tiếp tục tăng thêm 8 đồng
- Đại sứ và các nhà ngoại giao Pháp ‘đang bị bắt làm con tin’ ở Niger
- Chia sẻ nhiều kiến thức chuyên ngành tai mũi họng
- Truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở Tiền Giang
- Agribank quay thưởng tìm ra chủ nhân sổ tiết kiệm trị giá 1 tỷ đồng
- Lều trại của Wagner bị dỡ bỏ, diễn biến điều tra tai nạn của ông Prigozhin
- Sinh con ít, đời sống cao
- Cuộn thép nặng 20 tấn đè sập cabin xe container giữa giao lộ TP.HCM
- Đầu tư xây mới 200 nhà vệ sinh cho người dân nghèo ở miền núi
相关推荐:
- Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh
- Rồng rắn xếp hàng chờ lấy phiếu tiêm vắc xin
- Romania triệu tập đại biện lâm thời Nga vì mảnh vỡ UAV
- Visa đồng hành cùng đối tác fintech
- Nhận định, soi kèo Angers vs Brest, 21h00 ngày 5/1: Chủ nhà phá dớp
- Khai giảng khóa đào tạo về Âm ngữ trị liệu tại Trường đại học Y Dược
- Tỷ giá trung tâm biến động mạnh hơn, kỳ vọng tích cực về thị trường tài chính
- 100 cán bộ, chiến sĩ công an tỉnh hiến máu nhân đạo
- Nhận định, soi kèo Khor Fakkan vs Baniyas, 19h55 ngày 6/1: Khó tin cửa dưới
- Tỷ giá hôm nay (12/4): USD trung tâm tăng nhẹ 2 đồng
- Không chỉ nói chuyện nhát gừng, con cái chặn luôn Facebook ba mẹ cho… trời yên biển lặng
- Galaxy S8 sẽ có cảm biến vân tay ở mặt sau và nút gọi trợ lý ảo
- Quảng Nam thống nhất sáp nhập huyện Quế Sơn và Nông Sơn
- Tổng Bí thư: Công an Bình Phước phải tiên phong trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy
- Quy định mới về mức hưởng bảo hiểm y tế
- Tháo dỡ căn nhà 3 mặt tiền án ngữ giữa giao lộ TP.HCM suốt 10 năm
- Thêm 2 mái ấm cho người nghèo
- Còn hơn 900km cao tốc chờ cân đối vốn đầu tư
- Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư
- Chủ nhật hẹn hò: Thời điểm vàng giúp hội FA tăng vận đỏ