当前位置:首页 > Cúp C1 > 【kết quả ngoại hạng anh ngày hôm nay】Nhà văn nữ đầu tiên được vinh danh “Hiệp sĩ Dế Mèn”

【kết quả ngoại hạng anh ngày hôm nay】Nhà văn nữ đầu tiên được vinh danh “Hiệp sĩ Dế Mèn”

2025-01-10 07:52:56 [Ngoại Hạng Anh] 来源:88Point

Mùa giải thứ 5,ănnữđầutinđượcvinhdanhHiệpsĩDếkết quả ngoại hạng anh ngày hôm nay giải thưởng văn học thiếu nhi mang tên “Dế Mèn” vinh danh những tác phẩm viết cho thiếu nhi, nhà văn được trao giải quan trọng nhất: “Hiệp sĩ Dế Mèn” thuộc về Lý Lan.

Nhà văn Lý Lan và bìa tác phẩm “Tự truyện một con heo”.

“Tự truyện một con heo” được vinh danh

Năm lần tổ chức, nhưng để tìm ra gương mặt nhà văn xuất sắc trao giải “Hiệp sĩ Dế Mèn” không đơn giản. Giải vẫn giữ tiêu chí quan trọng là có sáng tác, trình diễn nghệ thuật, giải trí xuất sắc trong năm dành cho thiếu nhi, có bề dày sáng tác, cống hiến cho trẻ em trong cả sự nghiệp văn chương.

Trước đây, chỉ có nhà văn Nguyễn Nhật Ánh và Trần Đức Tiến ở mùa giải lần thứ nhất và thứ tư được trao giải “Hiệp sĩ Dế Mèn”, còn lại đều bỏ trống, chưa tìm được tác phẩm xứng đáng. Ở mùa thứ 5, nhà văn Lý Lan đã được trao giải thưởng vinh dự này. Bà cũng là nhà văn nữ đầu tiên giành được hạng mục quan trọng nhất của giải thưởng.

Với tác phẩm “Tự truyện một con heo”‘, nhà văn mượn truyện loài vật để nói về cuộc sống. Câu chuyện xoay quanh chú heo nhỏ, bỗng một ngày xuất hiện ở nhà bà “Trời đất ơi”, do con chó Nô Nô mang về. Không biết mình đến từ đâu và cũng không thấy ai giống mình, chú heo đã phải sống và tồn tại ở cuộc sống mới nhộn nhịp, không biết ngày mai sẽ ra sao... Với thủ pháp nhân hóa loài vật, tác giả nâng tầm chú heo có tính cách khác biệt, vượt lên chính mình là ăn và ngủ, chú còn quan sát cuộc sống xung quanh và làm bạn với những người mới, để học hỏi, tồn tại. Nhà văn đã cho độc giả thấy nếu có tình yêu và lòng tin, cuộc đời này sẽ luôn mở hướng cho chúng ta bước tiếp.

Tác phẩm không chỉ có ý nghĩa với độc giả nhỏ tuổi khi mang đến một thế giới loài vật bình dị, dễ thương, còn mang đến những bài học sâu xa về cuộc sống dành cho người lớn về ý nghĩa, mục đích sống.

Nhà văn Lý Lan từng chia sẻ: Bà viết tác phẩm này theo phong cách giễu nhại, một phong cách ít được các nhà văn Việt Nam sử dụng khi viết truyện thiếu nhi. Từ hình ảnh một chú heo chạy quanh trong khu nhà của người em gái mà bà có dịp ở thời dịch Covid-19, đã giúp nảy sinh ý tưởng viết chơi, viết lúc rảnh như một thói quen thường có.

Nhưng đọc truyện, người đọc sẽ hiểu được bà đã viết bằng tất cả tình yêu, cảm xúc, trách nhiệm khi đã tìm được mạch cảm xúc được tạo nên từ những cảm hứng gần gũi, giản dị mà sâu sắc.

Nhà văn đa tài

Nhà văn Lý Lan sinh năm 1957, tại Bình Dương, tốt nghiệp ngành sư phạm và từng làm giáo viên môn văn, Anh văn nhiều năm. Ngoài dạy học, bà còn làm thơ, viết văn, viết báo, dịch truyện.

Độc giả thiếu nhi quen thuộc với tác giả từ tùy bút “Cổng trường mở ra”, dòng nhật ký đầy tâm trạng của một người mẹ trước buổi học đầu tiên của con; “Bí mật giữa tôi và thằn lằn đen” - truyện đồng thoại ngộ nghĩnh và ngọt ngào; “Ba người và ba con vật”, những chuyện sinh động, gần gũi, hay “Hội lồng đèn” mang đến câu chuyện nhẹ nhàng về ngày Tết Trung thu.

Đặc biệt, độc giả còn nhớ bà với tập truyện “Ngôi nhà trong cỏ”, với 33 truyện ngắn khai thác trọn vẹn thế giới tươi đẹp, kỳ diệu của thiên nhiên để các em thiếu nhi khám phá, qua đó thu lượm cho mình những bài học về sự chân thành, nỗ lực, tình yêu thương, niềm hy vọng, lòng biết ơn...

Nhà văn Lý Lan còn được độc giả biết đến với nhiều truyện ngắn hay. Trong đó, từng ra mắt nhiều tập truyện ngắn: “Cỏ hát”, “Chút lãng mạn trong mưa”, “Đất khách”, “Người đàn bà kể chuyện”...

Giới chuyên môn đánh giá, văn phong của bà gần gũi, nhẹ nhàng, dễ đọc, dễ cảm nhận và đặc biệt là những đối thoại rất hay. Bà luôn làm mới mình qua mỗi sáng tác. Nhà văn còn có loạt truyện dài rất hay, như: “Lệ Mai”, “Nơi bình yên chim hót”, “Tiểu thuyết đàn bà”; tùy bút: “Miên man tùy bút”, “Trước ngưỡng cửa cuộc đời”; tập thơ: “Là mình”; ký: “Dặm đường lang thang”, “Sài Gòn - Chợ Lớn rong chơi”; chân dung văn học: “Khi nhà văn khóc”, “Chân dung người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh”...

Bà còn là dịch giả của bộ truyện “Harry Potter”, để lại dấu ấn đậm nét cho độc giả Việt một thời!

Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn do Báo Thể thao và Văn hóa sáng lập, tổ chức thường niên từ năm 2020. Giải thưởng bao gồm 1 giải thưởng lớn mang tên “Hiệp sĩ Dế Mèn” và một số giải tặng thưởng mang tên “Khát vọng Dế Mèn”.

Năm nay, ngoài vinh danh hạng mục quan trọng dành cho nhà văn Lý Lan, giải thưởng Dế Mèn còn trao 5 giải “Khát vọng Dế Mèn”: Bộ truyện tranh “Cuộc phiêu lưu của Dế Út” của LinhRab, bản thảo truyện dài “Dưới khung trời ngát xanh” của Lữ Mai, bản thảo tranh truyện “Thư viện kỳ bí” của Lê Sinh Hùng, ca khúc “Trăng ơi... từ đâu đến?” của Thái Chí Thanh, phổ thơ Trần Đăng Khoa, thơ “Vương quốc nhỏ bí mật” của Lã Thanh Hà.

2 giải tặng thưởng của Hội đồng Giám khảo: Chùm sách thiếu nhi trong bộ “Vun đắp tâm hồn” của nhà văn May, gồm “Bánh mì gối xanh”, “Ông già Noel và cuộc phiêu lưu của đôi giày mới” và bản thảo truyện dài “Con khỉ vàng Bắp ở Rú Mò” của Đặng Chương Ngạn.

 

THẢO HƯƠNG

(责任编辑:La liga)

推荐文章
热点阅读