【tối nay có đá banh không】Cảnh báo “mắc bẫy” mua kỳ nghỉ du lịch cao cấp
时间:2025-01-12 18:54:42 出处:La liga阅读(143)
Nhiều người đã rơi vào "bẫy" kỳ nghỉ cao cấp của Công ty HFV. |
Chị T.N.P.K (ngụ phường 26, quận Bình Thạnh) chia sẻ, do gia đình thường đi du lịch nên khi nghe nhân viên cuả Công ty HFV tư vấn giới thiệu các sản phẩm kỳ nghỉ của Công ty HFV và lợi ích của hợp đồng du lịch chị thấy cũng có nhiều lợi ích thiết thực hơn so với những công ty du lịch khác.
Cụ thể, lợi ích của hợp đồng du lịch này là được đi nghỉ dưỡng tại các khách sạn 5 sao mà công ty HFV nói là có liên kết như: quần thể nghỉ dưỡng FLC (Hạ Long, Quy Nhơn, Sầm Sơn, Vĩnh Phúc), Naman Retreat (Đà Nẵng), Coco Ocean Resort (CocoBay), Ocean Vista (Sea Links Phan Thiết), Wyndham (Legend Hạ Long, Soleil Đà Nẵng, Garden Phú Quốc, BeauRiage Nha Trang, Hồ Tràm…). Đặc biệt, chính sách sử dụng hợp đồng của Công ty cũng khá linh hoạt, người mua có quyền chuyển nhượng hoặc cho, tặng, bán, các suất nghỉ dưỡng trong hợp đồng cho người khác, trong khi các công ty khác thì không có chính sách linh hoạt như vậy.
“Theo hợp đồng, có thể tặng cho bạn bè, người thân những chuyến du lịch miễn phí nhân dịp sinh nhật, hoặc một dịp đặc biệt nào đó, như vậy sẽ rất có ý nghĩa. Chính vì những ưu điểm trên, cộng với việc khi ký hợp đồng Công ty HFV sẵn sàng mua lại ngay 15 điểm (tương đương 30 triệu đồng) của khách hàng, nên tôi tin tưởng ký ngay hợp đồng với trị giá 185 triệu đồng”, chị T.N.P.K ngậm ngùi cho biết.
Cũng được “chào mới” nhiều lợi ích, anh L.K.H (ngụ tại quận Gò Vấp, TPHCM) đã ký hợp đồng mua sản phẩm kỳ nghỉ trị giá 170 triệu đồng với Công ty HFV và đã đóng 2 lần với số tiền 139,8 triệu đồng. Tuy nhiên, kể từ khi đóng tiền (tháng 10/2019) đến nay, anh H. chưa được đi du lịch lần nào theo hợp đồng này.
Theo nội dung hợp đồng mua “thẻ điểm nghỉ dưỡng HFV”, Công ty HFV bán cho khách hàng thẻ điểm tại các khu nghỉ dưỡng cao cấp trong và ngoài nước, 1 điểm tương đương 2 triệu đồng. Khi mua sản phẩm của HFV, khách hàng sẽ được sử dụng dịch vụ lưu trú thuộc bộ sưu tập do HFV cung cấp, gồm khách sạn, khu phức hợp du lịch và dịch vụ lưu trú của các đơn vị mà HFV liên kết. Bên cạnh đó, trong vòng 1 năm, nếu số điểm này chưa được dùng, khách hàng có thể ký gửi tiết kiệm với lãi suất 10%/năm (kỳ hạn 6 tháng), 20%/năm (kỳ hạn 12 tháng) và 26%/năm (kỳ hạn 24 tháng). HFV cũng sẵn sàng mua lại điểm từ khách hàng. Nghĩ rằng cứ mua điểm, chưa dùng đến thì vẫn được hưởng lãi suất như gửi tiết kiệm, không mất gì nên một số người đã bỏ ra hàng trăm triệu đồng để mua.
Với thủ đoạn như trên, trong năm 2019 và 2020 chỉ riêng ở TPHCM, Công ty HFV đã ký hợp đồng với gần 100 người, trong đó nhiều người đã lớn tuổi, nghỉ hưu. Người ít nhất mua hợp đồng trị giá 35 triệu đồng, cao nhất 290 triệu đồng, nhiều người đứng tên mua 2,3 hợp đồng. Nhưng rất ít trường hợp thực hiện được kỳ nghỉ theo hợp đồng vì Công ty HFV ra thông báo tạm dừng kinh doanh trong 1 năm, kể từ ngày 11/11/2021 với lý do dịch Covid-19.
Đến ngày 16/2/2022, HFV tiếp tục có thông báo tạm thời đóng cửa toàn bộ văn phòng tại Hà Nội và TPHCM do vẫn do ảnh hưởng của dịch Covid -19 và mở cửa hoạt động trở lại từ đầu tháng 12/2022. Tuy nhiên, đến hết thời hạn tạm ngưng hoạt động, Công ty vẫn im lặng, các phòng giao dịch, trụ sở công ty vẫn đóng cửa. Khách hàng liên tục gọi điện thoại, email đều không được, thậm chí đến tận nơi ở của Tổng Giám đốc công ty nhưng địa chỉ này đã có người khác ở.
Luật gia Phan Thị Việt Thu, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TPHCM cho biết, hội đã tiếp nhận nhiều vụ khiếu nại về việc mua kỳ nghỉ du lịch và bị mất tiền với hình thức giống nhau. Thực chất, công ty mời chào tặng voucher, giới thiệu sản phẩm du lịch chỉ là “cò” giới thiệu khách sạn để ăn hoa hồng. Nhiều “cò” mời khách dự hội nghị hoành tráng trong khách sạn 5 sao, chiếu cảnh du lịch đẹp, kỳ nghỉ vui vẻ để dụ khách. Sau đó, nhân viên tư vấn kéo dài đến 22 giờ để khách mệt, ký hợp đồng nhanh. Phía công ty còn tung “chim mồi” để khách tin và ai không có sẵn tiền mặt thì nhân viên cho mượn tiền để đặt cọc trước.
Công ty HFV đã ký hợp đồng với khách hàng nhưng không thực hiện hợp đồng và đã đóng cửa, giám đốc “biến mất”, khách hàng không tìm được. Như vậy là công ty đã có dấu hiệu lừa đảo. Vì vậy, các nạn nhân cần làm đơn tố giác gửi đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM để công an vào cuộc, giải quyết vụ việc, bà Thu nhấn mạnh.
上一篇: Chi tiết iPhone SE đã được xác định trước ngày ra mắt
下一篇: Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường cả năm 2024 đạt mức 227.500 tỷ đồng
猜你喜欢
- Bắt 4 nghi phạm đập hàng loạt kính ô tô, trộm cắp tài sản ở Vĩnh Phúc
- Standing members of sub
- Việt Nam, China striving for land border of peace, friendship, cooperation, development
- Vietnamese in US confident in growth under new Party chief’s leadership
- Cơ quan hải quan nỗ lực giúp doanh nghiệp nâng mức độ tuân thủ
- Two NA deputies of Hà Giang, Tuyên Quang provinces relieved of duties
- Commemorating the 57th anniversary of ASEAN: a journey of regional cohesion and resilience
- Vietnamese top leader Tô Lâm to visit China, at invitation of Chinese leader Xi Jinping
- Gần Tết, làm gì để ngăn chặn pháo hoa "nổ" trên mạng?