【bang xêp hang c1】Trên tuyến đầu chống dịch
Thực hiện nhiệm vụ nắm thông tin,êntuyếnđầuchốngdịbang xêp hang c1 điều tra dịch tễ
Đong đầy yêu thương
Giữa thời gian dịch COVID-19 bùng phát trở lại, rất nhiều công dân Thừa Thiên Huế lao động ở nơi khác trở về quê đón Tết Nguyên đán Tân Sửu. Những người từ Lào hoặc từ những vùng có ổ dịch ở các tỉnh trở về, phải thực hiện cách ly theo quy định tại T3, trên địa bàn xã Phú Thượng (Phú Vang).
Là một trong những “chiến sĩ” tuyến đầu tại T3, kể từ lúc trận chiến chống dịch bắt đầu vào tháng 2/2020, ThS. Đào Thị Kim Anh, bác sĩ Khoa Y tế công cộng, đã quá quen với việc mỗi ngày cùng đồng nghiệp “thở không ra hơi”, như con thoi tiếp đón, hướng dẫn công dân khai báo y tế, thực hiện điều tra dịch tể, kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm…, động viên từng người yên tâm thực hiện cách ly, để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình, đảm bảo an toàn cho cộng đồng.
“Công dân ở Lào về thường được đưa đến T3 lúc khuya muộn. Chặng đường xa khiến bà con mệt mỏi, nhất là phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ. Trước tình hình đó, chúng tôi gấp rút hoàn thành các thủ tục, bất chấp thời gian. Thà mình mệt, nhưng đổi lại bà con sớm được ổn định nơi ăn chốn ở, sớm được nghỉ ngơi. Vậy nên, bữa trưa của chúng tôi thường vào lúc 2 giờ chiều, bữa tối lúc 10 giờ đêm. Một ngày của tổ y tế thường kết thúc lúc 1- 2 giờ sáng. Có những “đêm trắng” đến 6 giờ sáng”. Bác sĩ Kim Anh trầm giọng.
Hằng ngày đã biết bao vất vả. Những ngày tết, các “chiến sĩ áo blouse trắng” tiếp tục tất bật với những hy sinh thầm lặng. Ca trực kéo dài từ ngày 30 tết đến mùng 5 tết tại T3, đồng nghĩa với việc không được cùng người thân đón thời khắc giao thừa thiêng liêng, đón năm mới trong bầu không khí gia đình ấm áp. “Thiệt thòi” đó khiến các y, bác sĩ càng thấu hiểu nỗi lòng của những người làm ăn xa xứ, đang háo hức trở về quê hương để sum vầy đoàn tụ, nhưng vừa đặt chân xuống bến xe là phải đến khu cách ly tập trung ngay. Nhiều người mới chạm ngõ nhà, đã phải “chia ly” với người thân.
“Có đôi vợ chồng hoàn cảnh khó khăn nên phải gửi hai con nhỏ cho cha mẹ chồng, ra tỉnh Quảng Ninh lao động. Cận tết, người vợ trở về để các con được đón tết có mẹ. Nhưng chị ấy phải cách ly tập trung tại T3 theo thời gian quy định. Lúc “chia ly”, mẹ khóc, hai con nhỏ khóc nức nở. Thương vô cùng. Nhưng để đảm bảo sức khỏe cho bản thân họ, gia đình họ và cộng đồng, chúng tôi bày tỏ cảm thông, nhẹ nhàng giải thích, động viên, nên họ cũng nhẹ lòng”- ThS.BS Trần Minh Sự, Trưởng khoa Y tế công cộng và ThS. Phan Nguyễn Văn Triều, bác sĩ Khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS- những thành viên đội phản ứng nhanh chia sẻ.
Vững vàng trách nhiệm
Nước mắt của những người trở về nhà khi bố (mẹ) qua đời, nhưng họ phải đến khu cách ly tập trung ngay, không thể nhìn mặt người thân lần cuối, không thể chịu tang bố, mẹ, càng khiến các y, bác sĩ xót lòng. “Một người ở huyện Phú Vang và người khác ở huyện Phú Lộc rơi vào hoàn cảnh éo le này. Có lúc họ nổi nóng, có khi lại năn nỉ được về nhà làm tròn chữ hiếu, nhưng vì chống dịch như chống giặc, để đảm bảo bình yên cho cả cộng đồng, cuộc sống nói chung, đảm bảo một cái tết bình yên, chúng tôi phải “vững lòng”, dành rất nhiều thời gian trải lòng, tâm tình. Cuối cùng, họ cũng “thông”, đồng thời có nguyện vọng được lập bàn thờ bố, mẹ trong phòng mà họ đang thực hiện cách ly. Được sự đồng ý của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, ban, ngành các cấp, chúng tôi lập tức thực hiện nguyện vọng của những công dân này, chuẩn bị đầy đủ hoa, trái tươi ngon, đồng thời mỗi ngày cùng họ thành kính thắp nén tâm hương. Cảm nhận được tình cảm chân thành, sự thấu hiểu nên tâm trạng họ ổn định yên tâm thực hiện tốt việc cách ly” - bác sĩ Kim Anh nói.
Trên trận chiến chống dịch COVID-19, “vũ khí” của “chiến sĩ áo blouse trắng”- các y, bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Phú Vang chính là yêu thương không đong đếm và vững vàng trách nhiệm. Đồng nghiệp ở T3 thường trải qua nhiều “đêm trắng” đầy bận rộn, vất vả, thì những y, bác sĩ thuộc các đội phản ứng nhanh cũng sẵn sàng nhận lệnh, lên đường làm nhiệm vụ lúc nửa đêm, khi có người về từ vùng dịch, ổ dịch, để kịp thời nắm thông tin, truy vết, lập danh sách, điều tra dịch tể, lấy mẫu xét nghiệm, phân loại đối tượng cách ly tại nhà hay phải cách ly tập trung, khoanh vùng nếu người về địa phương có kết quả dương tính…
Bác sĩ Phan Nguyễn Văn Triều bộc bạch: “Nhanh phút nào là đỡ nguy hiểm cho người dân, cộng đồng phút ấy. Vậy nên chúng tôi bất chấp thời gian, không gian để thực hiện nhiệm vụ”. Với yêu thương và trách nhiệm đó, bác sĩ Triều, bác sĩ Sự và các đồng nghiệp, trong những lần thực hiện nhiệm vụ tại hiện trường an táng thi hài người qua đời tại vùng dịch (do rất ít người có mặt), đã ghé vai cùng thân nhân người đã khuất khiêng quan tài hạ huyệt.
Nhớ lại, cách nay tròn một năm vào cuối chiều ngày 27/2/2020- Ngày thầy thuốc Việt Nam, nhiều y, bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Phú Vang chưa kịp dự bữa liên hoan kỷ niệm ấm cúng, phải lên đường làm nhiệm vụ truy vết người về từ vùng dịch. “Xong việc vào lúc gần 9 giờ tối. Lúc đó chúng tôi đói meo. Nhiệm vụ đã “tròn” nên mấy ổ bánh mì mà các đồng nghiệp ở Trạm Y tế xã Phú Thượng mua cho sao mà ngon quá”. Bác sĩ Trần Minh Sự nói “nhẹ tênh” về những hy sinh thầm lặng.
Bài, ảnh: QUỲNH ANH