【bingdaso】Quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu: Song hành tạo thuận lợi với kiểm soát chặt
Ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý hàng gia công,ảnlýhànggiacôngsảnxuấtxuấtkhẩuSonghànhtạothuậnlợivớikiểmsoátchặbingdaso sản xuất xuất khẩu | |
Sửa đổi, bổ sung nhiều quy định quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu |
Hoạt động nghiệp vụ của công chức Chi cục Hải quan KCN Bắc Thăng Long (Cục Hải quan Hà Nội). Ảnh: N. Linh |
Chiếm hơn 50% tổng kim ngạch nhập khẩu
Theo Cục Giám sát quản lý về hải quan, số lượng doanh nghiệp mở tờ khai theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất trong năm 2021 là hơn 10.100 doanh nghiệp; năm 2022 số doanh nghiệp mở tờ khai theo loại hình này tăng gần 2% lên gần 10.300 doanh nghiệp.
Kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất chiếm trên 50% tổng kim ngạch nhập khẩu. Lượng tờ khai xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất cũng chiếm tỷ lệ lớn trong các năm gần đây. Có thể thấy gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất là loại hình chiếm tỷ lệ vượt trội cả về số lượng doanh nghiệp, kim ngạch xuất nhập khẩu, lượng tờ khai làm thủ tục hải quan.
Đánh giá của Cục Giám sát quản lý về hải quan cho thấy, trong thời gian qua, phần lớn các doanh nghiệp được đánh giá là chấp hành tốt pháp luật hải quan, được thể hiện qua cách thức phân loại, thiết lập tiêu chí và trọng số quản lý rủi ro (tỷ lệ tờ khai luồng Xanh trên 80%, luồng Đỏ dưới 10%). Ngoài ra các doanh nghiệp đa phần có bề dày hoạt động trên 10 năm, quy mô lớn, uy tín cao trên thị trường, ít vi phạm quy định của pháp luật. Đối với các doanh nghiệp đầu tư từ Nhật Bản, châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc… đa số là các doanh nghiệp có trình độ quản lý cao, đầu tư vốn lớn và lâu dài nên ý thức chấp hành pháp luật cao. Cơ chế chính sách đối với hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất có nhiều ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi trong thủ tục xuất nhập khẩu và thuế quan.
Tuy nhiên Cục Giám sát quản lý về hải quan cho rằng, việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ là cơ hội cho các đối tượng lợi dụng để buôn lậu, ảnh hưởng đến quyền lợi của các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, làm tổn hại đến thị trường, gây thất thu thuế cho ngân sách nhà nước… Đặc biệt, với việc được hưởng chế độ miễn thuế nhập khẩu và tạo điều kiện thuận lợi khi làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp đã lợi dụng chế độ chính sách ưu đãi để gian lận, đối phó, tránh sự phát hiện của cơ quan Hải quan.
Thực tế, trong thời gian qua, cơ quan Hải quan đã phát hiện một số trường hợp vi phạm. Điển hình như việc một số doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng hạt điều thô theo loại hình sản xuất xuất khẩu nhưng không xuất khẩu sản phẩm hoặc xuất khẩu với số lượng ít mà bán nguyên liệu nhập khẩu vào thị trường nội địa.
Với lượng doanh nghiệp lớn, phân bổ ở hầu hết các cục hải quan tỉnh, thành phố, cũng đặt ra cho cơ quan Hải quan nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể, thời gian thực hiện kiểm tra, giám sát kéo dài từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu hoặc thay đổi mục đích sử dụng dẫn đến khó khăn cho công tác quản lý, giám sát của cơ quan Hải quan, đặc biệt trong các khâu quản lý định mức, báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên vật liệu đang thực hiện theo nguyên tắc doanh nghiệp tự khai tự chịu trách nhiệm.
Chú trọng xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý doanh nghiệp
Theo Cục Giám sát quản lý về hải quan, để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất, hải quan các tỉnh, thành phố cần tăng cường công tác quản lý đối với loại hình này nhằm phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật và xử lý theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, khâu kiểm tra báo cáo quyết toán cần phải được coi trọng và thực hiện thường xuyên.
Bên cạnh đó, quá trình theo dõi, giám sát hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu phải kịp thời kiểm tra tình hình sử dụng tồn kho nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp ngay nếu thấy các dấu hiệu bất thường như nhập nhiều, xuất ít hoặc xuất nhiều hơn năng lực sản xuất của doanh nghiệp và công suất của máy móc thiết bị. Định kỳ hoặc đột xuất tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất, năng lực sản xuất và tạm dừng việc nhập khẩu nguyên liệu nếu lượng tồn nguyên liệu nhiều vượt quá sức chứa của kho tàng đã đăng ký với cơ quan Hải quan.
Cục hải quan các tỉnh, thành phố cần quan tâm, chỉ đạo thực hiện đầy đủ, thường xuyên việc cập nhật thông tin về cơ sở sản xuất, báo cáo quyết toán, kết quả kiểm tra cơ sở sản xuất, kết quả kiểm tra báo cáo quyết toán, kết quả kiểm tra tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, sản phẩm xuất khẩu và kết quả thu thập thông tin doanh nghiệp vào hệ thống gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất để nâng cao hiệu quả công tác quản lý đối với hoạt động này. Cục Giám sát quản lý về hải quan cho biết, định hướng trong thời gian tới sẽ chuyển kiểm tra báo cáo quyết toán tại trụ sở cơ quan Hải quan. Do đó, để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ này cần phải thực hiện tốt việc thu thập, phân tích, đánh giá thông tin về doanh nghiệp để xác định đối tượng cần quản lý.
Bên cạnh đó, định hướng của ngành Hải quan là xây dựng mô hình Hải quan số, việc hoàn thiện rà soát, xác định các bài toán nghiệp vụ liên quan đến hàng hoá gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất và hoàn thiện xây dựng các yêu cầu quản lý, chỉ tiêu thông tin đáp ứng theo mô hình Hải quan số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới.
-
Apple có thể phát hành iPad Pro 10,5 inch mới vào năm 2017Khan hiếm máu O dịp cuối nămBộ Tài chính đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong bối cảnh dịch bệnhViệt Nam đưa ra 3 đề xuất cho APEC trong 20 năm tớiAgribank và 10 thành tựu nổi bật năm 2024Bộ Tài chính đề nghị làm rõ giá dịch vụ tại bến xe khách Cần ThơPhải nghĩ cách tránh thiệt hại cho người nông dânThúc đẩy xuất khẩu khu vực biên giới, nâng cao vị thế hàng ViệtChi tiết iPhone SE đã được xác định trước ngày ra mắtCách chức trưởng phòng TNMT ở Thanh Hóa vì có hai con riêng
下一篇:Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt thời điểm bước vào thương vụ kit test
- ·Vụ chồng bị khởi tố vì ném hỏng điện thoại của vợ: Điện thoại là tài sản chung hay riêng?
- ·7,8 triệu người Việt mắc viêm gan B mạn tính
- ·Ngân sách nhà nước ưu tiên chi hỗ trợ phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
- ·Giả danh công an, viện phó lừa cán bộ hưu trí 2,2 tỷ đồng
- ·Còn hơn 900km cao tốc chờ cân đối vốn đầu tư
- ·Bão số 9 gây mưa rất to ở các tỉnh Nam Tây Nguyên và Nam Bộ
- ·Nghĩ cho một đời, không chỉ một ngày
- ·Nghỉ lễ 30/4
- ·Khai mạc Chợ Tết Công đoàn
- ·Bắc Ninh: Vốn FDI đạt hơn 280 triệu USD
- ·Vĩnh Phúc: Top 10 địa phương xuất nhập khẩu cao nhất cả nước
- ·Dồn lực gỡ khó cho xuất khẩu thủy sản
- ·Dự báo thời tiết 17/9: Miền Bắc nắng gián đoạn, khả năng mưa chiều tối
- ·Mỗi năm Việt Nam có khoảng hơn 8.000 trường hợp nhiễm HIV mới
- ·Cước vận tải, hàng tiêu dùng giữ giá mặc dù giá xăng dầu giảm
- ·Thị trường lao động TPHCM cần vượt qua nhiều rào cản để hội nhập
- ·‘Sống lại’ nhờ Gia đình thứ 2
- ·Cước vận tải, hàng tiêu dùng giữ giá mặc dù giá xăng dầu giảm
- ·Cần mạnh tay xử lý những bộ, ngành chậm cắt giảm
- ·Hướng dẫn gần 4.000 tàu thuyền tránh vùng nguy hiểm của bão số 9
- ·Nhận định, soi kèo Al Nasr vs Al Arabi, 21h35 ngày 6/1: Khó tin chủ nhà
- ·Thủ tướng cắt băng khai trương Tuần lễ hàng Việt Nam tại Singapore
- ·Công an điều tra vụ 'nhóm xã hội đen đi đòi nợ đánh nhầm người' ở Yên Bái
- ·Kỳ vọng mở rộng thị trường từ các FTA mới
- ·Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương
- ·Việt Nam đưa ra 3 đề xuất cho APEC trong 20 năm tới
- ·Tài xế che biển số, đi lùi trên cao tốc Long Thành
- ·“Bài ca” trồng
- ·5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giảm sâu
- ·Điểm tên nông sản, trái cây tiềm năng chưa được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc
- ·Bão Saola sắp vào Biển Đông với cường độ rất mạnh
- ·150 gian hàng tham gia Hội chợ Nông sản, thực phẩm an toàn thành phố Hà Nội năm 2023
- ·150 gian hàng tham gia Hội chợ Nông sản, thực phẩm an toàn thành phố Hà Nội năm 2023
- ·Thêm 1 nạn nhân tử vong trong vụ ô tô đi đám cưới lao xuống vực ở Sơn La
- ·Người Việt chi gần 6.400 nghìn tỷ đồng cho tiêu dùng trong năm 2024
- ·Mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5%: Thách thức lớn nhưng cơ hội vẫn còn