【bóng đá nữ mexico】Australia đào tạo về quản lý cho Hải quan ASEAN

Hải quan ASEAN đề xuất nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Tham vấn hải quan ASEAN – WCO lần thứ 10
Hải quan ASEAN hoàn thành nhiều mục tiêu hội nhập
Khai mạc Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 30
Australia đào tạo về quản lý cho Hải quan ASEAN

Trong bối cảnh thế giới đang phải đối phó với tình hình dịch bệnh nghiêm trọng, thương mại quốc tế vẫn duy trì được vai trò quan trọng đối với các nước. Việc đầu tư vào tăng cường năng lực và các cơ hội hợp tác nhằm nâng cao vai trò của các cán bộ cấp lãnh đạo, quản lý trong cơ quan Hải quan là yếu tố quan trọng để tạo thuận lợi cho sự di chuyển an toàn và nhanh chóng của hàng hoá qua biên giới. Chương trình Liên kết đào tạo cho cán bộ Hải quan cấp trung (JCMMP) là một trong những thoả thuận hợp tác xuất phát từ hoạt động tham vấn hải quan ASEAN- Australia.

Đại học RMIT, Australia được ABF lựa chọn là đối tác của chương trình này. Trung tâm An ninh xuyên biên giới của Đại học RMIT là đơn vị chịu trách nhiệm xây dụng chương trình với kinh nghiệm nhiều năm về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của nhiều cơ quan thực thi pháp luật quốc tế. Phương pháp giảng dạy được áp dụng đảm bảo sự phù hợp với chuyên ngành đào tạo, không có sự “nhàm chán” và được hỗ trợ bởi các công cụ học tập mang tính sáng tạo thu hút và khuyến khích học viên chủ động tham gia trong suốt quá trình học tập. Nền tảng hệ thống quản lý học tập trực tuyến CANVAS của Đại học RMIT được sử dụng cho khoá học này với công nghệ tiên tiến nhất.

Tổng thời gian học viên tham gia sẽ là 4 tuần. Trong đó, 2 tuần chuẩn bị trước khoá học với các nội dung: khảo sát trước giảng dạy, phỏng vấn học viên do Đại học RMIT thực hiện nhằm xác định nhu cầu, năng lực của học viên. Từ đó, giảng viên sẽ điều chỉnh nội dung cho phù hợp. Ngoài ra, các học viên cũng được yêu cầu chuẩn bị các video khoảng 6-10’ theo chủ đề khoá học và đại diện từng nước sẽ phải trình bày báo cáo chuyên đề lựa chọn. Trong quá trình học, các học viên sẽ tiếp tục được khảo sát thêm 2 lần nữa vào giữa và sau khoá học.

Trong thời gian 2 tuần học chính thức, JCMMP sẽ yêu cầu các học viên phải dành ít nhất 10 giờ học tập trong 1 tuần trong đó có 5 giờ tự học theo định hướng (qua video, nghiên cứu tài liệu và thảo luận trực tuyến) và 5 giờ học với giảng viên hoặc báo cáo viên. Số lượng học viên tối đa tham gia chương trình trực tuyến này là 58 người. Tuy nhiên, những bên quan tâm như các trung tâm đào tạo nghiệp vụ hải quan có thể cử đại diện (với tổng số dưới 20 người) tham gia dự thính khoá học. Về nội dung, sẽ có 4 phần chính bao gồm:

  1. Bộ năng lực lãnh đạo/ Phát huy tiềm năng.

  2. Hoạt động của Hải quan.

  3. Sẵn sàng cho tương lai.

  4. Xây dựng mạng lưới Hải quan.

Trong chương trình này, Hải quan Việt Nam được yêu cầu chuẩn bị báo cáo theo chủ đề “Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và chống hàng giả”. Các chủ đề thảo luận trong khuôn khổ chương trình này bao gồm những vấn đề nóng mà cơ quan Hải quan đang phải đối mặt như: tạo thuận lợi cho thương mại, quản lý rủi ro, tuân thủ pháp luật, chống khủng bố, các vấn đề mới nổi như an ninh mạng/ blockchain/ môi trường thương mại hậu Covid-19… Các diễn giả tham gia trao đổi về chủ đề “Hải quan tương lai” với học viên dự kiến sẽ có các nhà lãnh đạo (như Tổng cục trưởng Hải quan một số nước ASEAN và Cao uỷ ABF). Dự kiến, khoá JCMMP của năm 2021 sẽ chính thức bắt đầu từ ngày 29/11 đến ngày 10/12/2021.

Cúp C1
上一篇:Bão Saola sắp vào Biển Đông với cường độ rất mạnh
下一篇:Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/12/2024