Theo đó, để được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: Đối với khóa bồi dưỡng có thời gian dưới 1 tháng, cán bộ, công chức, viên chức phải có đủ tuổi công tác còn lại ít nhất 18 tháng tính từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu và ít nhất 2 năm với khóa có thời gian từ 1 tháng trở lên.
Cán bộ, công chức, viên chức phải không trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật hoặc thi hành kỷ luật từ khiển trách trở lên; không thuộc trường hợp chưa được xuất, nhập cảnh theo quy định.
Đồng thời, cán bộ, công chức, viên chức phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong năm trước đó; chuyên môn, nghiệp vụ phải phù hợp với nội dung của khóa bồi dưỡng; có sức khỏe bảo đảm đáp ứng yêu cầu khóa bồi dưỡng.
Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài được hưởng quyền lợi theo quy định của pháp luật và quy chế của cơ quan, đơn vị.
Bộ Tài chính có trách nhiệm cân đối, bố trí kinh phí đào tạo, bồi dưỡng trong nước và ở nước ngoài trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng.
Nghị định 101/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 21/10/2017 và thay thế cho Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 5/3/2010.
Nghị định này cũng bãi bỏ các Điều 32, 33, 34, 35 và 36 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Theo TTXVN