【nhận định trận union berlin】Chủ tịch Rikkeisoft từng ngủ ở ga tàu điện đến hành trình top đầu tại Nhật

时间:2025-01-12 15:43:39 来源:88Point

Ông Tạ Sơn Tùng,ủtịchRikkeisofttừngngủởgatàuđiệnđếnhànhtrìnhtopđầutạiNhậnhận định trận union berlin Chủ tịch Rikkeisoft nhớ lại, ngày còn nhỏ sống trong ngôi nhà tập thể chật chội chỉ khoảng 30m2 ở Hà Nội, trong nhà lúc nào cũng có anh chị em ở quê lên ở nhờ để học. Ngoài anh chị em, bạn bè của bố mẹ cũng gửi con đến ở nhà Tùng để đi học. Vì nhà chật nên Tạ Sơn Tùng không bao giờ được ngủ một mình mà luôn ngủ chung với các anh chị em họ.

“Bố tôi là thương binh nên đồng lương ít ỏi. Mẹ làm thợ may và là nguồn thu nhập chính của cả gia đình nên nhà cũng không dư giả gì. Nhưng nhà chúng tôi luôn đầy ắp niềm vui. Mẹ tôi làm may theo mùa vụ, chủ yếu nhận lại hàng may từ cửa hàng trên phố vào dịp Tết. Những ngày hè, mẹ và hai chị em tôi phải ra chợ bán nhãn, vải để thêm thu nhập cho gia đình. Tôi là con thương binh nên đi học trường công và được miễn học phí. Nhà đông anh chị em nhưng chỉ có một cái bàn học nên hai chị em có lịch sinh hoạt khá đặc biệt. Hai chị em phải chia thời gian để sử dụng. Tôi đi ngủ lúc 8h tối và dậy lúc 2h đêm học bài đến 5h sáng”, ông Tùng kể.

Khi thi đại học, Tạ Sơn Tùng đặt mục tiêu phải đỗ thủ khoa đại học Bách khoa với một lý do rất đơn giản để mẹ được lên báo, vì mẹ đã tần tảo lo cho cả gia đình và có ảnh hưởng lớn nhất với Tùng. Thế nhưng, giấc mơ đó đã không thành hiện thực khi Tùng đạt 29,5 điểm và thủ khoa năm đó là 29,7 điểm.

Tạ Sơn Tùng chọn trường Bách Khoa vì muốn đi du học ở Nhật, nơi có nhiều tập đoàn nổi tiếng. Ước mơ này của Tạ Sơn Tùng bắt nguồn từ câu nói của một người anh, con của bạn bố đến trọ học, rằng muốn thành công thì phải đi du học. Tạ Sơn Tùng học ở Bách khoa 2 năm sau đó được chọn đi Nhật du học tại đại học Ritsumeikan.

“Sau khi học xong tôi về nước và đầu quân cho FPT vì đây là công ty công nghệ thông tin số 1 Việt Nam. Tại FPT, tôi học được rất nhiều thứ và được giao quản lý dự án lớn. Qua những gì đã làm, tôi tự thấy mình có thể mở công ty riêng và làm việc tốt hơn cả FPT, có thể sẽ là công ty số 1 Việt Nam. Sau 11 năm với nhiều trải nghiệm, tôi thấy giấc mơ và suy nghĩ của mình thời đó vẫn còn sự bồng bột của tuổi trẻ và FPT vẫn là tượng đài lớn. Nhưng giấc mơ của tôi không hề thay đổi. Đội ngũ lãnh đạo của Rikkeisoft là những con người xuất sắc và chúng tôi tin rằng mình sẽ làm được những điều lớn lao”, Tạ Sơn Tùng chia sẻ.

Có một điểm rất khác biệt, Chủ tịch Rikkeisoft luôn nhìn những khó khăn là những trải nghiệm vui và đáng nhớ.

Tạ Sơn Tùng kể rằng, ban lãnh đạo Rikkeisoft tuy học ở 2 trường đại học tại Nhật, nhưng vốn dĩ là học cùng 1 lớp tại Bách khoa và là những sinh viên xuất sắc nhất. Lý do lập công ty đơn giản họ là những người chơi thân. Ban đầu, công ty có 4 người, trong đó có 2 người làm full time và 2 người làm part time. Vốn để mở công ty ban đầu có 80 triệu đồng, là số tiền được tích cóp từ quá trình đi làm ở FPT và tiền tiết kiệm khi du học tại Nhật.

“Khi lập công ty, ban đầu chúng tôi lấy nhà tôi làm văn phòng công ty. Phòng làm việc không có điều hòa nên mùa hè khi họp với đối tác chúng tôi mặc áo chỉnh tề đúng phong cách Nhật, nhưng dưới mặc quần đùi cho khỏi nóng. Sau đó, một đối tác cho chúng tôi mượn văn phòng, nhưng bù lại phải làm việc cho họ. Ban đầu chúng tôi chưa có bàn ghế phải kê máy tính lên thùng xốp để làm việc và anh em ăn ngủ tại công ty”, Tạ Sơn Tùng kể.

Khách hàng đầu tiên của Rikkeisoft là khách hàng của Nhật với dự án khá khó nên Tạ Sơn Tùng thảo luận với khách hàng phải làm trong 5 tháng và đơn giá là 180 triệu đồng. Thế nhưng, một mình Phan Thế Dũng (hiện làm Tổng Giám đốc Rikkeisoft) chỉ code trong 2 tuần đã xong và có tiền để nuôi công ty. 

Ban đầu, khi mới thành lập công ty, Tạ Sơn Tùng đưa ra mục tiêu năm đầu doanh thu 10 tỷ đồng, năm thứ hai là 20 tỷ đồng và năm thứ 3 là 30 tỷ đồng.

Lúc đó, chưa có khách hàng nên anh em trong công ty bảo “mày bị dở hơi à” vì chả có cơ sở nào để đưa ra mục tiêu doanh thu đó. Tạ Sơn Tùng nói, ngay cả lúc đấy cũng không biết vì sao lại đưa ra mục tiêu đó, nhưng lại có niềm tin sẽ đạt được mục tiêu “dở hơi” đó Rất may mắn năm đầu tiên, công ty đạt doanh thu 3,2 tỷ đồng năm thứ 2 đạt 12 tỷ đồng và năm thứ 3 đạt 27 tỷ đồng.

Tạ Sơn Tùng nhớ những ngày đầu đi công tác tại Nhật, anh em phải tính toán rất kỹ vì giá vé máy bay của Vietnam Airlines rất đắt. Để sang Nhật, anh em phải chọn loại vé rẻ nhất, transit qua Thái Lan đi hãng Thai Airways, với giá vé rẻ hơn một nửa. Sang đến Nhật, chúng tôi phải ở nhờ nhà bạn đang học tại Nhật chứ không có tiền thuê khách sạn hay thuê nhà.

Trên bức tường tại văn phòng của Rikkeisoft có sơ đồ dấu mốc hành trình của công ty 11 năm qua 

Một đặc điểm ở Nhật là các trường đại học rất xa trung tâm nên anh em phải đi xe buýt vào thành phố mất vài tiếng và ngày nào cũng đi bộ từ 10 – 20km để gặp khách hàng. Cũng may nhờ được anh em, bạn bè bên Nhật cho ở miễn phí một thời gian để đi tìm khách hàng. Những lúc cần sử dụng Wi-Fi, chúng tôi lại chạy đến các cửa hàng tiện lợi, đứng ngoài cửa để “câu” Wi-Fi của họ, mặc dù thời tiết bên ngoài khá rét. Thời điểm đó, chúng tôi phải mua vé xe buýt đi đêm từ Tokyo đến Osaka để tiết kiệm tiền.

“Đầu năm 2013, tôi đã 2 lần phải ngủ ở nhà ga xe điện của Nhật vì không bắt được chuyến cuối cùng trong ngày để về nhà anh bạn. Nếu đi taxi thì phải mất 4-5 triệu đồng nên tôi chọn ngủ nhà ga tàu điện, sáng hôm sau lại tiếp tục đi gặp gỡ khách hàng. Tôi cũng không hiểu sao ban đêm có rất nhiều người vô gia cư đến ga tàu điện để ngủ. Ban đầu cũng hơi sợ nhưng ở Nhật ga tàu điện rất sạch và an toàn. Chuỗi ngày tháng gian khó đó đã làm cho những người Rikkeisoft mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn”, Tạ Sơn Tùng kể.  

Thời kỳ đầu mới thành lập, Rikkeisoft còn hết sức non trẻ, với vài nhân viên, văn phòng hết sức sơ sài. Qua kênh bạn bè giới thiệu tới các doanh nghiệp Nhật Bản, hoặc qua những kênh quảng bá, giao lưu xúc tiến hợp tác của Hiệp hội Phần mềm Việt Nam - VINASA, Rikkeisoft có được các khách hàng ban đầu.

“Chúng tôi cũng có chút lợi thế khi tiếp cận khách hàng Nhật vì được đào tạo bài bản ở đất nước này và có khả năng tiếp xúc khách hàng bằng tiếng Nhật. Thời gian đầu, chúng tôi bắt đầu với mảng phát triển ứng dụng mobile, vốn có quy mô dự án phù hợp các công ty nhỏ và các tập đoàn lớn không làm những mảng này. Do có đội ngũ co-founder, CTO và các thành viên ban đầu giỏi và chuyên sâu về mảng này, nên dần dần chinh phục được các khách hàng Nhật Bản, kể cả những tập đoàn lớn. Về sau chính những khách hàng này lại giới thiệu cho chúng tôi những khách hàng khác.”, Tạ Sơn Tùng chia sẻ.

Kỳ 2: Không an phận top đầu ở Nhật, chủ tịch Rikkeisoft tham vọng IPO tại Mỹ 

Ảnh: Phạm Hải
推荐内容