【nhận định pháp vs hà lan】Đầu tư Thương mại SMC mua lại toàn bộ 200 tỷ đồng trái phiếu trước hạn
Đầu tư Thương mại SMC mua lại toàn bộ 200 tỷ đồng trái phiếu trước hạn
Kinh doanh thua lỗ trong năm 2023,ĐầutưThươngmạiSMCmualạitoànbộtỷđồngtráiphiếutrướchạnhận định pháp vs hà lan CTCP Đầu tư Thương mại SMC (mã SMC - sàn HoSE) đã thực hiện mua lại toàn bộ lô trái phiếu phát hành năm 2021.
Công ty Đầu tư Thương mại SMC vừa cho biết ngày 2/2 đã mua lại toàn bộ 200 tỷ đồng trái phiếu mã SMCH2124001, giảm dư nợ trái phiếu này về 0 đồng.
Theo tìm hiểu, trái phiếu mã SMCH2124001 được phát hành ngày 2/8/2021, đáo hạn ngày 2/8/2024.
Như vậy, Công ty Đầu tư Thương mại SMC đã thực hiện mua lại toàn bộ trái phiếu trước hạn.
Hoạt động kinh doanh trong quý IV/2023, Công ty Đầu tư Thương mại SMC ghi nhận doanh thu đạt 3.212,26 tỷ đồng, giảm 23,6% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ ghi nhận lỗ 329,87 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 514,99 tỷ đồng).
Trong kỳ, Công ty không còn kinh doanh dưới giá vốn khi lợi nhuận gộp ghi nhận dương 48,8 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 367,9 tỷ đồng, tức tăng thêm 416,7 tỷ đồng. Ngoài ra, doanh thu tài chính tăng 26,1%, tương ứng tăng thêm 6,23 tỷ đồng, lên 30,1 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 22,8%, tương ứng giảm 23,17 tỷ đồng, về 78,6 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 290,8%, tương ứng tăng thêm 264,83 tỷ đồng, lên 355,9 tỷ đồng; lợi nhuận khác tăng 11,03 lần, tương ứng tăng thêm 27,13 tỷ đồng, lên 29,59 tỷ đồng; và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp – chi phí tài chính – chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp), trong quý IV/2023, Công ty tiếp tục ghi nhận lỗ 385,7 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 560,7 tỷ đồng.
Như vậy, trong quý cuối năm 2023 mặc dù lợi nhuận gộp dương trở lại nhưng do lợi nhuận gộp tạo ra không đủ trả chi phí tài chính, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, Công ty Đầu tư Thương mại SMC tiếp tục ghi nhận lỗ trong kỳ.
Lý giải kinh doanh thua lỗ, Công ty Đầu tư Thương mại SMC cho biết, sự đóng băng của thị trường bất động sản làm cho các doanh nghiệp bất động sản nói chung và các doanh nghiệp thị công xây lắp gặp khó khăn kéo dài, sụt giảm mạnh về doanh thu và dòng tiền, từ đó kéo theo công nợ chậm luân chuyển của Công ty đối với khách hàng lớn, đến cuối năm 2023, Công ty phải thực hiện tăng trích lập dự phòng các khoản phải thu, làm cho lợi nhuận không đạt hiệu quả.
Luỹ kế trong năm 2023, Công ty Đầu tư Thương mại SMC ghi nhận doanh thu đạt 13.786,3 tỷ đồng, giảm 40,5% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ ghi nhận lỗ 879,3 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 578,99 tỷ đồng, tức lỗ tăng thêm hơn 300 tỷ đồng.
Được biết, trong năm 2023, Công ty Đầu tư Thương mại SMC đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 20.350 tỷ đồng, giảm 12,2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế dự kiến là 150 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 651,8 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm 2023, Công ty Đầu tư Thương mại SMC đã ghi nhận lỗ lớn hơn rất nhiều kế hoạch có lãi trong năm tài chính.
Bước sang năm 2024, Công ty Đầu tư Thương mại SMC thông qua kế hoạch sản lượng tiêu thụ 900.000 tấn thép các loại và lợi nhuận sau thuế dự kiến 80 tỷ đồng.
Ngoài ra, với việc tiếp tục lỗ trong năm thứ hai liên tiếp, tính tới 31/12/2023, tổng lỗ luỹ kế đã lên tới 162,9 tỷ đồng (đầu năm lãi luỹ kế 343,6 tỷ đồng) và bằng 22,1% vốn chủ sở hữu.
Về quy mô vốn, tính tới 31/12/2023, tổng tài sản của Công ty Đầu tư Thương mại SMC giảm 26,9% so với đầu năm, tương ứng giảm 2.236,6 tỷ đồng, về 6.092,5 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 1.561,3 tỷ đồng, chiếm 25,6% tổng tài sản; tài sản cố định ghi nhận 1.451,5 tỷ đồng, chiếm 23,8% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ghi nhận 1.152,9 tỷ đồng, chiếm 18,9% tổng tài sản; tồn kho ghi nhận 840,3 tỷ đồng, chiếm 13,8% tổng tài sản và các khoản mục khác.
Trong kỳ, tài sản biến động mạnh chủ yếu tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 23,2% so với đầu năm, tương ứng giảm 347,7 tỷ đồng, về 1.152,9 tỷ đồng; các khoản phải thu ngắn hạn giảm 46,7%, tương ứng giảm 1.370,6 tỷ đồng, về 1.561,3 tỷ đồng; tồn kho giảm 46,3%, tương ứng giảm 724,5 tỷ đồng, về 840,3 tỷ đồng …
Điểm đáng lưu ý, tại thời điểm cuối năm 2023, Công ty Đầu tư Thương mại SMC đã trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi tới 553,3 tỷ đồng (đầu năm chỉ trích lập 50,3 tỷ đồng). Trong đó, danh sách nợ xấu là hàng loạt các công ty bất động sản, công ty xây dựng có tiếng tại Việt Nam.
Về phần nguồn vốn, tính tới cuối năm 2023, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn giảm 15,7% so với đầu năm, tương ứng giảm 561,2 tỷ đồng, về 3.014,3 tỷ đồng và bằng 375% vốn chủ sở hữu (đầu năm tổng nợ vay là 3.575,5 tỷ đồng, bằng 207,5% vốn chủ sở hữu) – mặc dù giá trị tổng nợ vay giảm nhưng tỷ trọng trên vốn chủ sở hữu tăng do tốc độ giảm nợ vay thấp hơn tốc độ giảm của vốn chủ sở hữu.
Thêm nữa, cũng tại thời điểm 31/12/2023, nợ ngắn hạn của Công ty Đầu tư Thương mại SMC là 4.715,7 tỷ đồng, tài sản ngắn hạn là 3.896,6 tỷ đồng. Như vậy, nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn là 819,1 tỷ đồng.
Có thể thấy, Công ty Đầu tư Thương mại SMC đang sử dụng 819,1 tỷ đồng nguồn vốn ngắn hạn dưới 1 năm để tài trợ cho tài sản dài hạn với kỳ hạn trên 1 năm.