Giải chấp Thị trường hôm nay có thể gây sốc đối với những nhà đầu tư mới tham gia,ứngkhoánHoảngloạnlêncaodòngtiềnthôngminhnhậpcuộket qua bong da wap nhưng cũng không mấy khác biệt so với những lần hoảng loạn trước đó. Thị trường lại được chứng kiến những đợt "bán cưỡng bức" bất kể giá nào để giải tỏa vị thế đòn bẩy thua lỗ. Không thể có một con số chính xác về lượng margin trong thị trường. Nhưng có một cách để ước lượng tương đối, đó là những lời hô hào bắt đáy xuất hiện suốt từ ngưỡng 600 điểm, rồi 580 điểm. Thêm nữa là lượng hàng kẹt lại tính theo khối lượng suốt từ trên 600 điểm rất lớn và mức độ giảm giá của cổ phiếu trong thời gian tương ứng. Nếu lỗ từ 20-25%, hoặc nhà đầu tư không chịu nổi phải cắt lỗ, hoặc công ty chứng khoán sẽ yêu cầu bù đắp tài sản. Hôm nay có thể là sự tổng hợp của hoạt động cắt lỗ lẫn bán giải chấp. Đặc điểm của cách bán này là diễn ra với một cường độ lớn, tạo nên "hiệu ứng tuyết lở": Bán càng mạnh thì giá càng giảm, giá càng giảm thì nguy cơ giải chấp càng lớn. Một khi đã bán cưỡng bức, giá không thành vấn đề mà là làm sao để bán được. Thị trường đã chứng kiến cách bán này và lúc đỉnh điểm, khoảng 80 cổ phiếu sụt giảm giá sàn. VN-Index mất gần 25 điểm trong lúc hoảng loạn nhất. Điểm số mất đi này có thể gây sốc cho nhà đầu tư, bất kể là có sử dụng đòn bẩy hay không. Phần lớn danh mục cổ phiếu đã lỗ và xử lý cách nào là câu hỏi lớn nhất. Bối cảnh vĩ mô cũng góp phần tạo hiệu ứng tâm lý rất xấu hôm nay. Thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm, giá dầu rơi thủng đáy. Đặc biệt thị trường chứng khoán Trung Quốc sụt rất mạnh dẫn đến các nguy cơ liên quan đến thị trường tài sản khác cũng như câu chuyện tỷ giá. Cho đến tận lúc đóng cửa, hai sàn vẫn còn 350 cổ phiếu giảm giá, nghĩa là quá nửa số cổ phiếu niêm yết đã mất giá hôm nay. Tương quan tăng giảm cũng thấp chưa từng thấy: Cứ 0,28 cổ phiếu tăng lại có 1 cổ phiếu giảm. Đợt giảm trong hoảng loạn gần nhất mà thị trường được chứng kiến là giữa tháng 12 năm ngoái, khi thị trường bị tác động kết hợp giữa giá dầu giảm sâu và ảnh hưởng của lo ngại quy định mới chặn dòng vốn vào chứng khoán. VN-Index rơi mạnh nhất ngày 17/12 là 3,2%, còn hôm nay chỉ số đóng cửa giảm 1,83% và lúc sâu nhất giảm tới 4,3%. Bắt đáy VN-Index giảm thấp nhất hôm nay chỉ còn 542,32 điểm, sát với mức đáy hồi tháng 5 vừa qua. Như thế mức điều chỉnh trong chưa đầy 1 tháng giao dịch đã lấy đi gần hết sóng tăng kéo dài 2,5 tháng trước đó. Mức sụt giảm quá lớn cộng với tình trạng bán tháo trong hoảng loạn đã kích thích cầu bắt đáy mạnh mẽ. Phiên hôm nay gợi lại phiên ngày 17/12 năm ngoái, khi khắp nơi tràn ngập tin xấu, tâm lý rất kém và giải chấp ồ ạt. Hôm đó cũng xuất hiện cầu bắt đáy đẩy thanh khoản tăng vọt và thị trường chạm đáy. Thanh khoản hôm nay cũng rất lớn so với bình thường. Tổng khối lượng khớp lệnh thị trường lên tới 243,2 triệu cổ phiếu và 3.289,9 tỷ đồng. Trong một ngày mà sự sợ hãi tràn ngập, từng đó tiền lao vào mua cũng đã là một hiện tượng bất thường. Rất nhiều cổ phiếu đã điều chỉnh sâu trong sóng giảm này mới dẫn đến hoạt động giải chấp ồ ạt. Tuy nhiên đối với nhà đầu tư giữ tiền, giá giảm như vậy lại là một cơ hội vì mức chiết khấu là rất cao, đặc biệt khi mọi cổ phiếu bất kể tốt xấu đều bị bán ra mạnh mẽ. VN-Index đến lúc đóng cửa vẫn giảm 1,83%, HNX-Index giảm 1,2%. Tuy nhiên nếu so với mức giảm 4,3% ở VN-Index lúc kém nhất và 3,84% ở HNX-Index thì rõ ràng là sự cải thiện rất lớn. Lực cầu bắt đáy đã tạo được hiệu ứng quan trọng hôm nay và nhất là hấp thu được khối lượng hàng bán ra cực lớn. Điều này sẽ làm giảm đi rất nhiều gánh nặng của thị trường.
5 cổ phiếu đạt giá trị giao dịch cao nhất
Khánh Nhi |