【cup c2 châu âu】Tình hình biển Đông ngày 7/6: Trung Quốc vu khống Việt Nam đâm tàu 1.200 lần
Tin tức trênBáo Tuổi trẻ cho biết,ìnhhìnhbiểnĐôngngàyTrungQuốcvukhốngViệtNamđâmtàulầcup c2 châu âu trả lời trong cuộc họp báo hôm 5-6 tại Hà Nội, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định các tàu cá VN bị tàu Trung Quốc tấn công, đập phá tài sản, gây thương tích cho ngư dân đều là tàu đang khai thác trên các ngư trường truyền thống của VN. Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982. Điều này đe dọa tài sản, tính mạng của ngư dân VN.
Trong khi đó, trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Bắc Kinh lại trắng trợn vu khống tàu Việt Nam đâm vào tàu của nước này. Theo người phát ngôn Hồng Lỗi, tính cả hai giai đoạn (giai đoạn 2 được tính từ lúc Trung Quốc cho dịch chuyển giàn khoan hôm 27-5), phía Việt Nam đã đâm tàu Trung Quốc đến hơn 1.200 lần.
Bất chấp các hành vi hung hăng gây hấn của tàu chiến Trung Quốc được các báo nước ngoài ghi nhận, ông Hồng Lỗi đổ lỗi rằng chính Việt Nam mới là bên “làm to chuyện”. Đồng thời, ông này còn đe dọa phía Việt Nam sẽ gánh chịu tất cả thiệt hại từ việc “làm lớn chuyện”. Người phát ngôn này còn trắng trợn yêu cầu Việt Nam “từ bỏ hoang tưởng” và “ngừng mọi khiêu khích”, đồng thời bắt rút tàu ra khỏi khu vực thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tàu Trung Quốc phun vòi rống vào tàu Việt Nam
Người phát ngôn này còn ngang nhiên cho rằng Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động thăm dò tại vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa trong 10 năm nay. Không những thế, ông này còn lớn tiếng cho rằng các hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 là hoàn toàn “hợp lý, hợp pháp”.
Cùng với việc đưa ra các tuyên bố bịa đặt nhắm vào Việt Nam, cũng trong cuộc họp báo hôm 5-6, người phát ngôn Hồng Lỗi còn hùng hồn tuyên bố sẽ kiên quyết đáp trả các hành động khiêu khích đối với “chủ quyền lãnh thổ” nước này sau khi các lãnh đạo G7 bày tỏ lo ngại sâu sắc về các căng thẳng trên biển Đông và biển Hoa Đông.
Khi được hỏi về thái độ của Trung Quốc đối với quan ngại của các nước G7, ông Hồng Lỗi mạnh miệng tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ kiên quyết đáp trả các hành động của một số ít quốc gia nhằm khiêu khích, xâm phạm đến quyền và lợi ích của Trung Quốc, cố tình phá hoại ổn định hòa bình trên biển.
Vẫn giữ quan điểm giải quyết song phương các vấn đề trên biển, ông Hồng Lỗi nói rằng các tranh chấp lãnh thổ nên được giải quyết thông qua đàm phán giữa các quốc gia liên quan trực tiếp. Ông này cho rằng sự can thiệp của các lực lượng bên ngoài chỉ làm phức tạp thêm tình hình.
“Các quốc gia bên ngoài nên tôn trọng các sự thật khách quan và giữ thái độ công bằng trong các cuộc tranh chấp thay vì khuấy động căng thẳng và gây ra mâu thuẫn, làm phức tạp thêm tình hình khu vực”, ông này nói với giọng điệu cũ rích.
Trong khi đó, theo thông tin trên báo điện tử Dantri, Ngoài giàn khoan Hải Dương-981 mà Trung Quốc đã hạ đặt trái phép trong vùng biển của Việt Nam từ tháng 5, Bắc Kinh còn đang chế tạo 3 giàn khoan khác để phục vụ mưu đồ độc chiếm Biển Đông.
Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ giàn khoan Trung Quốc (COSL) hồi tháng 10 năm ngoái thông báo, công ty này đã ký hợp đồng với Công ty đóng tàu Đại Liên và Công ty công nghiệp nặng Trung Quốc tại Thâm Quyến để chế tạo 3 giàn khoan dầu mới, tên gọi Hải Dương-982, Hải Dương-943 và Hải Dương-944.