Những năm qua, phong trào xây dựng cầu, lộ nông thôn của tỉnh có bước phát triển vượt bậc. Trong 5 năm, từ 2011-2015, toàn tỉnh xây mới 2.710 km lộ, 3.011 cây cầu nông thôn. Tuy nhiên, hiện toàn tỉnh còn 1.800 km lộ và 241 bến phà đang cần được xã hội hoá để xây dựng, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Những năm qua, phong trào xây dựng cầu, lộ nông thôn của tỉnh có bước phát triển vượt bậc. Trong 5 năm, từ 2011-2015, toàn tỉnh xây mới 2.710 km lộ, 3.011 cây cầu nông thôn. Tuy nhiên, hiện toàn tỉnh còn 1.800 km lộ và 241 bến phà đang cần được xã hội hoá để xây dựng, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Theo nghi nhận của phóng viên, trên sông Ông Ðốc, đoạn từ cống Kinh Hội Ðồng Thành đến vàm Rạch Cui thuộc địa phận xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, dài chưa đầy 10 km có đến 7 bến phà qua sông, bình quân chưa đầy 1,5 km có một bến phà, chưa kể 1 bến đang chuẩn bị mở.
Xây cầu theo hình thức BOT khai thác rất hiệu quả. (Trong ảnh: Cầu Rạch Ráng bắc qua sông Ông Đốc, nối liền huyện Trần Văn Thời với Quốc lộ 1). |
Anh Phan Văn Toản, khách đợi phà qua sông vàm Ông Bích từ xã Khánh Bình qua xã Lợi An, bức xúc: “Ðoạn sông này không lớn, nhưng đợi qua phà rất tốn thời gian, hơn nữa không đảm bảo an toàn”. Theo anh Toản, đoạn này ngắn mà có quá nhiều bến phà, ngành chức năng nên kêu gọi các chủ bến phà hùn vốn lại xây cầu. Tuy đồng vốn đầu tư ban đầu lớn, nhưng sử dụng lâu dài, đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, đi phà tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Tuy trên phà có áo phao, nhưng thời gian đi phà nhanh, chưa kịp mặc áo phao đã đến bờ bên kia, nên ít người chịu mặc. Vì vậy, những ngày trời giông gió, nếu bất trắc xảy ra thì hậu quả khó lường.
Một cây cầu nối liền hai bờ sông Ông Ðốc đoạn gần Tắc Thủ là niềm ao ước của người dân địa phương, hằng ngày phải qua lại bến phà để làm ăn, sinh sống.
Tại Hội nghị tổng kết 5 năm xây dựng phát triển lộ giao thông nông thôn, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể chỉ đạo, trong thời gian tới, tỉnh cần kêu gọi xã hội hoá trong xây dựng phát triển cầu, lộ nông thôn.
Trên địa bàn tỉnh còn 241 bến đò. Người dân qua đò phải mất tiền, lại thiếu an toàn cho người và phương tiện. Tiền này lại do người đưa đò thu thì tại sao chúng ta không kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT để xây dựng các cây cầu ở những bến đò này. Khi người dân qua cầu cũng phải đóng tiền và nhà đầu tư là người thu tiền để thu hồi vốn. Sau một thời gian thu nhất định, nhà đầu tư sẽ bàn giao cầu lại cho địa phương quản lý, như vậy địa phương đã có được những cây cầu để phục vụ đi lại cho người dân. Chỉ cần khoảng 10% các bến đò được xây cầu cũng đã là một nguồn lực rất lớn góp vào xây dựng giao thông nông thôn.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Thể còn chỉ rõ, trong xây dựng lộ nông thôn, tỉnh Cà Mau chưa huy động tốt nguồn lực từ những người con của quê hương thành đạt ở các nơi và các nhà hảo tâm để đầu tư xây dựng./.
Bài và ảnh: Trúc Ly