Doanh nghiệpFDI dồn dập đề xuất dự án Cuối tháng 3 vừa qua,sónggiờ đá bóng hôm nay Ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM tiếp và làm việc với đoàn Hiệp hội Hợp tác kinh doanh nông nghiệp Hà Lan tại Việt Nam để bàn về việc hợp tác đầu tưvào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Sau buổi làm việc và khảo sát thực tế, Hiệp hội Hợp tác kinh doanh nông nghiệp Hà Lan tại Việt Nam cho biết, Hiệp hội sẽ giới thiệu các doanh nghiệp Hà Lan có nhu cầu đầu tư hoặc hợp tác với doanh nghiệp Việt để đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao tại thị trường Việt Nam. Không chỉ doanh nghiệp Hà Lan, các doanh nghiệp Mỹ cũng đang quan tâm đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao tại TP.HCM. Theo thông tin từ Ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM, trong tuần này, một phái đoàn gồm 46 lãnh đạo doanh nghiệp thuộc tiểu bang Washington (Mỹ) sẽ đến TP.HCM và khảo sát tại Khu nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Củ Chi. Được biết, trong phái đoàn có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư vào TP.HCM. Trước đó, đầu tháng 1/2024, Công ty Finc Bio-Tech Pte.Ltd (Singapore) đề xuất thuê 10 ha đất tại Khu nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM để đầu tư dự án trồng nấm, tổng vốn đầu tư 33 triệu USD. Nhà đầu tư cho biết, nhà máy trồng nấm sẽ được quản lý theo hệ thống quản lý chất lượng HACCP, áp dụng các tiêu chí sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Khi được chấp thuận, nhà đầu tư dự kiến hoàn tất công tác xây dựng giai đoạn I trong 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Bên cạnh trồng nấm, doanh nghiệp sẽ đầu tư cả trung tâm lưu trữ các giống nấm ăn và trung tâm nghiên cứu, phát triển các giống nấm ăn. Một doanh nghiệp FDI khác là Công ty HSC (Nhật Bản) hợp tác với Công ty cổ phần Smart Eco Farm (SEF) đề xuất thuê 3 ha tại Khu nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM để xây dựng nhà máy chế biến trái cây bằng công nghệ tiên tiến nhất của Nhật Bản. Dự kiến, 20 - 30% lượng sản phẩm sẽ được tiêu thụ tại Việt Nam; 70 - 80% xuất khẩu sang Nhật Bản và thị trường quốc tế. Thu hồi dự án chậm triển khai, tạo mặt bằng đón nhà đầu tư có năng lực Trước sự quan tâm của các doanh nghiệp FDI vào lĩnh vực nông nghiệp, đồng thời, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đầu tháng 2/2024, UBND TP.HCM giao Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của 3 doanh nghiệp, gồm: Công ty cổ phần Trái Đất Xanh Tươi; Trung tâm Tư vấn và Phát triển nông nghiệp bền vững và Công ty cổ phần Nông dược Hai; Công ty TNHH Sản xuất - thương mại - dịch vụ Rồng Đỏ. Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM được giao chủ trì xử lý 3 dự án chậm triển khai của Công ty cổ phần Thiên Phong, Công ty cổ phần Sinh học Trường Xuân và Công ty TNHH Sản xuất thương mại Việt Quốc Thịnh theo đúng quy định. Đây là những dự án đã được cấp phép đầu tư, nhưng doanh nghiệp chậm triển khai, gây lãng phí nguồn lực đất đai. Ngoài ra, TP.HCM đang bồi thường giải phóng mặt bằng để mở rộng Dự án Khu nông nghiệp công nghệ cao thêm 23,3 ha, tại xã Phước Vĩnh An (huyện Củ Chi) để sớm có quỹ đất lớn, làm cơ sở kêu gọi nhà đầu tư. Với tiềm năng mở rộng quỹ đất, cộng với khoảng cách gần khu vực nội thành TP.HCM, nên không khó lý giải khi Khu nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM tại huyện Củ Chi nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư FDI. Ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, định hướng trong thời gian tới của Thành phố là tiếp tục nâng cao tỷ lệ ứng dụng công nghệ cao và công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp. Thành phố cũng hướng đến phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học đạt trình độ tiên tiến để trở thành một trong những thành phố hàng đầu châu Á về nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học. |