Doanh nghiệp được hưởng lợi Công ty TNHH MTV Thương mại và dịch vụ An Phát (huyện Gia Nghĩa) vừa được nguồn quỹ khuyến công quốc gia hỗ trợ 300 triệu đồng để mua sắm các loại máy đóng gói,ếncôngĐắkNôngHỗtrợsảnxuấtvàtiêuthụsảnphẩmcôngnghiệpnôngthôxem bong đá trục tuyến máy cắt thanh hạt gạo lứt tự động. Việc được hỗ trợ máy móc hiện đại đã giúp Công ty cải thiện rất nhiều trọng quá trình sản xuất. Sản phẩm được chế biến nhanh, gọn hơn và giảm bớt gánh nặng cho những nhân công làm tại xưởng. Năng suất, giá trị sản phẩm đều cao hơn. Mỗi tháng, Công ty đang cung ứng cho thị trường từ 7-9 tấn sản phẩm. Trong đó, sản phẩm chủ đạo là hạt mắc ca và thanh hạt gạo lức dinh dưỡng. Sản phẩm của Công ty đang có mặt tại các thị trường lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… Công ty TNHH MTV Thương mại và dịch vụ An Phát là một trong những doanh nghiệp đã được thụ hưởng nguồn vốn khuyến công quốc gia, mang lại kết quả sản xuất kinh doanh khả quan. Theo Sở Công Thương Đắk Nông, Kế hoạch Khuyến công quốc gia năm 2023 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã được phê duyệt với tổng kinh phí thực hiện là 6.698,6 là triệu đồng. Trong đó kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ là 3.440 triệu đồng, kinh phí huy động từ cơ sở công nghiệp nông thôn là 3.258,6 triệu đồng, để thực hiện 04 đề án.
Cụ thể, 01 đề án nhóm hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến nông sản cho 04 cơ sở; 01 đề án nhóm hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất gạch không nung cho 02 cơ sở; 01 đề án tổ chức Hội nghị Khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên lần thứ XIII, năm 2023 tại tỉnh Đắk Nông; 01 đề án tổ chức Hội chợ, triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực Miền Trung - Tây Nguyên năm 2023 tại Đắk Nông. Bên cạnh đó, Kế hoạch Khuyến công địa phương năm 2023 được phê duyệt với tổng kinh phí thực hiện là 3.645 triệu đồng để thực hiện 07 đề án, trong đó, kinh phí ngân sách địa phương đề nghị hỗ trợ là 1.800 triệu đồng, kinh phí huy động từ cơ sở công nghiệp nông thôn là 1.845 triệu đồng. Hiện tại, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Đắk Nông đang phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các nội dung theo đúng tiến độ được phê duyệt. Thực tế, thời gian qua, nguồn kinh phí khuyến công đã giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cụ thể, khi các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công đã mở rộng sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại. Đảm bảo khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, tiết kệm điện, bảo vệ sinh môi trường sinh thái, giúp họ nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tạo việc làm cho người lao động địa phương. Từ nguồn vốn khuyến công, tỉnh Đắk Nông đã rất quan tâm tới hoạt động sản xuất, chế biến của các cơ sở công nghiệp nông thôn. Đây là cách để tỉnh nâng cao chất lượng những sản phẩm thế mạnh như: cà phê, hồ tiêu, hạt điều, mắc ca, trái cây… Các cơ sở sản xuất nông sản còn được tỉnh hỗ trợ xúc tiến thương mại, kết nối mở rộng thị trường. Từ đó giúp tăng cường năng lực sản xuất, tạo ra giá trị sản phẩm cao hơn, giá thành tốt hơn cho người dân. Tiếp tục hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp nông thôn Thời gian qua, Chương trình Khuyến công, xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã được quan tâm tăng cường, đổi mới. Tuy nhiên, nguồn kinh phí để thực hiện còn khá ít so với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, do đó chưa thu hút được đông đảo các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia vào chương trình. Theo Sở Công Thương tỉnh Đắk Nông, ngành sẽ tiếp tục ưu tiên hỗ trợ nguồn vốn khuyến công cho phát triển sản xuất, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ. Ngành sẽ hỗ trợ tích cực các cơ sở tham gia các kỳ hội chợ, triển lãm để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến giao thương, kết nối cung cầu để đưa các sản phẩm đến nhanh với thị trường. Chương trình Khuyến công tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021-2025 sẽ đầu tư khoảng 71,2 tỷ đồng để tổ chức thực hiện một số nội dung như: đào tạo nghề, truyền nghề cho khoảng 100 lao động tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn gắn với giải quyết việc làm; hỗ trợ xây dựng được 3 mô hình trình diễn kỹ thuật; hỗ trợ 57 cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, chuyển giao công nghệ, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất… |