Người này được hậu thế suy tôn là "tiên thánh" của ngành thuốc Nam.
Ông chính là đại danh y,ấtthântừchútiểuởchùasauđỗđạtcaotrởthànhđạnhận định feyenoord thiền sư Tuệ Tĩnh.
Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, người làng Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Mồ côi cha mẹ từ lúc 6 tuổi, cậu bé Nguyễn Bá Tĩnh được các nhà sư chùa Hải Triều và chùa Giao Thủy (Nam Định) nuôi cho ăn học.
Tại đây, ông được đặt pháp danh là Tiểu Huệ, biệt danh là Huệ Tĩnh, bắt đầu chuyên chú vào việc học chữ và học cả nghề thuốc để giúp việc chữa bệnh cho dân nghèo trong vùng.
Vốn là người thông minh, ham học, năm 22 tuổi, dưới triều vua Trần Dụ Tông, niên hiệu Thiệu Phong 11 (1351), ông xuất sắc vượt qua kỳ thi và đậu Thái học sinh. Tuy nhiên, thay vì bước vào con đường làm quan, Nguyễn Bá Tĩnh chọn lối sống tu tập tại chùa Nghiêm Quang, nhận pháp hiệu là Tuệ Tĩnh.
Vừa đi tu, Tuệ Tĩnh vừa chuyên tâm học nghề thuốc, chữa bệnh cứu người. Với niềm đam mê vô hạn, ông dốc sức nghiên cứu y thuật, trồng cây thuốc, sưu tầm kinh nghiệm chữa bệnh trong dân gian, huấn luyện y học cho các tăng đồ.
Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, Tuệ Tĩnh đã tổng hợp được y dược cổ truyền trong bộ sách “Nam dược thần hiệu” chia làm 10 khoa. Sau đó, ông tiếp tục hoàn thành 2 quyển của bộ “Hồng Nghĩa giác tư y thư” biên soạn bằng quốc âm, nêu bản thảo của 500 vị thuốc Nam viết bằng thơ Nôm Đường luật; một bài Phú thuốc Nam nêu tên 630 vị thuốc bằng chữ Nôm.
Đó là những tài liệu vô giá, mở đường cho nền y thuật của nước ta sau này. Tác phẩm của Tuệ Tĩnh không chỉ giá trị trong y học, mà còn là tác phẩm quan trọng trong lịch sử văn học.
Theo một số tài liệu, trong 30 năm hoạt động ở quê nhà, Tuệ Tĩnh đã xây dựng 24 ngôi chùa, biến các chùa này thành y xá chữa bệnh. Ông tập hợp được nhiều y án với 182 chứng bệnh được chữa bằng 3873 phương thuốc.
Đóng góp lớn vào nền y học nước nhà cùng quan điểm khoa học, tiến bộ đã dẫn dắt ông lên ngôi vị cao nhất của nền y học cổ truyền Việt Nam lúc bấy giờ. Tuệ Tĩnh được hậu thế suy tôn làm "tiên thánh thuốc Nam", ông tổ ngành dược, người mở đầu nền y dược cổ truyền Việt Nam.
Năm Giáp Tý (1384), vua nhà Trần phái Tuệ Tĩnh đi sứ nhà Minh. Lúc đó, hoàng hậu nhà Minh đang mắc chứng hậu sản, các thầy thuốc đều không chữa khỏi. Tuệ Tĩnh dùng thuốc Nam chữa khỏi căn bệnh. Khâm phục tài năng của ông, vua Minh phong cho Tuệ Tĩnh làm Đại y Thiền sư và giữ ông ở lại Kim Lăng.
Nơi đất khách quê người, Tuệ Tĩnh luôn đau đáu nỗi niềm được về quê hương, nhưng đó là giấc mơ chẳng bao giờ trở thành hiện thực, cho đến khi qua đời ở Giang Nam (Trung Quốc). Xót thương cho chính số phận chính mình, trước khi mất, Tuệ Tĩnh nhờ người khắc lên bia mộ dòng chữ: “Ai về nước Nam cho tôi về với”.
Hơn 200 năm sau, tiến sĩ Nguyễn Danh Nho của nhà Hậu Lê, người cùng làng với Tuệ Tĩnh đi sứ sang Trung Quốc, có đến viếng mộ ông. Đọc được dòng chữ ghi trên tấm bia, cảm động với lời nhắn gửi thiết tha của vị danh y, Nguyễn Danh Nho đã sao chép bia mộ và tạc khắc bia đá mang về quê hương.
Đến địa phận huyện Cẩm Giàng, thuyền chở bia bị đắm. Mọi người cho đó là đất đắc địa nên dựng bia tại nơi bia chìm, nay là đền Bia, xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương).
Kim Nhã