Với việc ký kết EVFTA,ẽcólànsóngđầutưtừÁovàoViệkết quả u21 pháp Việt Nam sẽ thu hút thêm nhiều nhà đầu tưchâu Âu, trong đó có Áo. Ảnh: Lê Toàn |
Sau nhiều vòng đàm phán, EVFTA đã được ký kết và tất cả các bên đều cho rằng, Hiệp định sẽ mở ra một chương mới quan trọng trong quan hệ giữa EU và Việt Nam. Áo luôn ủng hộ mạnh mẽ hiệp định này.
Trong bối cảnh nhiều bất ổn ngày càng tăng trong quan hệ thương mại quốc tế, tôi đánh giá rất cao các nhà đàm phán đã có tầm nhìn cho quan hệ giữa EU và Việt Nam. Dù các nội dung chính của EVFTA là về kinh tế, thì đó cũng là tín hiệu chính trị quan trọng. Cả hai bên đều sẵn lòng và quan tâm đến việc hợp tác và làm sâu sắc hơn quan hệ song phương. Tôi hy vọng, Nghị viện châu Âu mới sẽ sớm bàn thảo về EVFTA và phê chuẩn hiệp định này.
Thời gian gần đây, Việt Nam ngày càng quan tâm đến các doanh nghiệpvà nhà đầu tư của EU nói chung và Áo nói riêng. Việt Nam có một thị trường đang bùng nổ, với hơn 96 triệu dân và nhu cầu lớn về kết cấu hạ tầng, hàng hóa công nghiệp và các sản phẩm tiêu dùng. Hiện Việt Nam được coi là trung tâm công nghệ của Đông Nam Á, với làn sóng khởi nghiệpđang dâng lên mạnh mẽ. Điều này, dĩ nhiên, đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư châu Âu. Họ coi Việt Nam là điểm đầu tư hấp dẫn với rất nhiều cơ hội, trong bối cảnh họ đang gặp nhiều khó khăn và chủ nghĩa bảo hộ ở nhiều quốc gia khác.
Điều này giải thích vì sao, tôi thấy rất vui khi Phòng Kinh tế Áo đã thành lập Ủy ban Thương mại Áo trong năm nay tại TP.HCM, cũng được coi là Phòng Thương mại của Đại sứ quán Áo tại Hà Nội. Thông qua văn phòng này, chúng tôi sẽ tập trung đẩy mạnh quan hệ thương mại và đầu tư song phương giữa hai nước, cũng như mở rộng hợp tác kinh doanh trong các lĩnh vực giáo dục, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Xuất khẩu của Áo sang Việt Nam đã tăng gấp 5 lần so với 10 năm trước và 20 lần so với 20 năm trước đây. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của Áo sang Việt Nam tăng hơn 41% so với năm 2016, đạt 252 triệu euro. Năm ngoái, con số này tăng ở mức ổn định. Do nhiều mặt hàng của Áo được xuất khẩu sang Việt Nam thông qua các công ty con của các công ty Áo tại các nước thứ ba (như Singapore), nên kim ngạch xuất khẩu thực tế lớn hơn con số thống kê.
Tôi mong rằng, diễn biến tích cực này sẽ tiếp tục trong thời gian tới và xuất khẩu của Áo sang Việt Nam sẽ đạt con số khoảng 300 triệu euro trong vòng 2 năm tới.
Các sản phẩm mà Áo nhập khẩu từ Việt Nam cũng đã tăng và thậm chí còn lớn hơn cả con số xuất khẩu từ Áo sang Việt Nam, bởi Việt Nam đã trở thành nhà xuất khẩu lớn các sản phẩm điện tử, phụ tùng cơ khí và các sản phẩm tiêu dùng như dệt may và giày dép.
EVFTA sẽ giúp đẩy mạnh đáng kể quan hệ song phương về thương mại và đầu tư giữa Áo và Việt Nam. Đây là hiệp định có ảnh hưởng sâu rộng nhất mà EU từng ký kết với một quốc gia đang nổi. EVFTA không chỉ giúp đẩy mạnh tự do hóa việc buôn bán các hàng hóa và dịch vụ, mà còn tạo điều kiện cho đầu tư và bao hàm các quy tắc về việc bãi bỏ các hàng rào thương mại phi thuế quan, về các biện pháp kiểm dịch thực vật và động vật, về quyền sở hữu trí tuệ, về mua sắm công, các vấn đề cạnh tranh và về phát triển bền vững.
EVFTA sẽ bãi bỏ 99% các dòng thuế giữa EU và Việt Nam, ngoại trừ một số loại hàng hóa được áp dụng hạn ngạch. Việt Nam sẽ bãi bỏ thuế cho các sản phẩm từ EU trong vòng 10 năm, trong đó, 65% các dòng thuế sẽ được bãi bỏ ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực. Trong khi đó, EU sẽ bãi bỏ hầu hết các dòng thuế cho Việt Nam trong vòng 7 năm.
Do có thế mạnh về các kỹ năng cơ khí, các doanh nghiệp Áo chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm máy móc và thiết bị, sản phẩm điện tử, công nghệ cao và phụ tùng ô tô. Đối với tất cả các sản phẩm này, chúng tôi kỳ vọng sẽ đẩy mạnh được xuất khẩu, do thuế nhập khẩu tại Việt Nam được bãi bỏ. Việc Việt Nam ngày càng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu thông qua nhiều FTA có nghĩa là các doanh nghiệp công nghiệp của Áo có thể được lợi tại Việt Nam trong chiến lược tổng thể toàn cầu của họ, hoặc ít nhất là trong các chiến lược đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Do vậy, Việt Nam được coi là điểm đến quan trọng trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp Áo và là sự lựa chọn lý tưởng cho sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp này.
Ủy ban Thương mại Áo tại TP.HCM cho biết, nhiều doanh nghiệp Áo đang quan tâm đến việc đầu tư chiến lược tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, như công nghệ cao và luyện kim. Họ chọn Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và miền Trung của Việt Nam là điểm đến.
Đến nay, có khoảng 40 doanh nghiệp Áo có công ty con hoạt động tại Việt Nam, nhưng chúng tôi kỳ vọng, sẽ có làn sóng đầu tư từ Áo vào Việt Nam trong thời gian tới, với một số lý do như sau:
Thứ nhất, Việt Nam đóng vai trò to lớn trong chiến lược Trung Quốc + 1. Nhiều công ty, kể cả những công ty nhỏ và vừa, đang tích cực tìm kiếm các điểm đầu tư ngoài Trung Quốc. Do bất ổn ngày càng gia tăng, nên điều quan trọng với họ là phải linh hoạt và điều chỉnh các chuỗi giá trị toàn cầu tùy theo các điều kiện chính trị và kinh tế.
Thứ hai, các doanh nghiệp Áo không chỉ đánh giá cao cấu trúc chi phí tại Việt Nam, mà còn đánh giá cao các chính sách thuận lợi của Chính phủ, công nhân lành nghề và vị trí địa lý lý tưởng của Việt Nam, cũng như mức tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam.
Thứ ba, cũng là yếu tố quan trọng nhất, tôi kỳ vọng, EVFTA sẽ giúp đẩy mạnh đầu tư dài hạn cho cả doanh nghiệp Áo và Việt Nam.
Ngoài ra, việc tìm kiếm nguồn cung từ Việt Nam cũng đang trở nên ngày càng quan trọng đối với Áo. Khi chất lượng sản phẩm đang được cải thiện, đầu tư nước ngoài ngày càng tăng, năng lực sản xuất trong nước đang được mở rộng, thuế nhập khẩu được bãi bỏ, thì Áo sẽ tăng cường nhập khẩu hàng từ Việt Nam trong những năm tới.
Hơn nữa, các doanh nghiệp EU sẽ được mời tham gia đấu thầucông tại Việt Nam, gồm các gói thầu của các bộ, các doanh nghiệp nhà nước, bệnh viện công và của các thành phố như Hà Nội, TP.HCM. Điều này rất quan trọng đối với các doanh nghiệp Áo, vì họ có thế mạnh trong việc phát triển các dự ánhạ tầng như đường sắt, y tế, năng lượng và môi trường.
Tôi cũng nhìn thấy nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Áo trong các lĩnh vực công nghệ cao, thành phố thông minh, giao thông công cộng, sản xuất và phân phối năng lượng bền vững, xử lý nước thải.