| Dân số Việt Nam hiện ở mức 96,ọngtâmđểnângcaochấtlượngdânsốsoi kèo mu vs west ham2 triệu người | | 25 năm thực hiện chương trình hành động Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển | | Chương trình mục tiêu y tế - dân số đạt được nhiều kết quả quan trọng |
| Công tác dân số Việt Nam đã thu được nhiều kết quả to lớn (ảnh minh họa). |
Khống chế thành công tốc độ gia tăng Theo công bố mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau 10 năm, dân số tăng 10,4 triệu người, đạt hơn 96 triệu người, bình quân tăng 1,14%/năm. Với tốc độ này, đến năm 2020 dân số Việt Nam không vượt quá 98 triệu người, phù hợp với Chiến lược dân số trong giai đoạn 10 năm. Ông Trần Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số, Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế cho rằng, công tác dân số ở Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tốc độ gia tăng dân số được khống chế thành công. Bên cạnh đó, cơ cấu dân số thay đổi tích cực, số lượng và tỷ trọng dân số phụ thuộc giảm, dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh. Nước ta bắt đầu bước vào thời kỳ dân số vàng từ năm 2007 và dự báo đạt đỉnh vào năm 2020, với dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 70% dân số. Ngoài ra, theo ông Tú, chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt. Tỷ lệ suy dinh dưỡng và tỷ suất tử vong trẻ em đã giảm 2/3; tỷ số tử vong mẹ giảm 3/4 so với năm 1990. Tầm vóc thể lực của người Việt Nam có bước cải thiện. Tuổi thọ trung bình tăng từ 65,5 tuổi năm 1993 lên 73,5 tuổi năm 2018, cao hơn các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người. Số năm sống trung bình sau khi đạt 60 tuổi của người Việt Nam đã tương đương nhiều nước châu Âu. Chưa kể, hiện trình độ dân trí của người Việt đã được cải thiện, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết tăng mạnh; hầu hết trẻ em trong độ tuổi đi học phổ thông đang được đến trường, tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường giảm mạnh trong thập kỷ qua. Điều kiện nhà ở của các hộ dân cư đã được cải thiện rõ rệt đặc biệt ở khu vực thành thị. Hầu hết các hộ dân cư đều có nhà ở và chủ yếu sống trong các loại nhà kiên cố và bán kiên cố; diện tích nhà ở bình quân đầu người tăng lên đáng kể. Dù không thể phủ nhận những thành công của chính sách dân số, song nhìn một cách tổng thể, chất lượng dân số của Việt Nam vẫn còn thấp khi chỉ số phát triển con người (HDI) còn nằm ngoài tốp 100; các vấn đề về chiều cao, cân nặng, tầm vóc, sức bền thể lực của người dân chưa được cải thiện đáng kể. Theo ý kiến của các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến chất lượng dân số chưa cao, đó là nhận thức và tiếp cận sớm với tư vấn và khám sức khỏe trước hôn nhân cũng như hoạt động tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh, tật trước sinh và sơ sinh còn hạn chế, dẫn đến vẫn có những đứa trẻ sinh ra bị hội chứng Down, dị tật bẩm sinh, tăng động, tự kỷ… Tập trung 6 vấn đề chính Hiện nay, công tác dân số đã được chuyển trọng tâm từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. Do vậy, nâng cao chất lượng dân số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, có tính chất quyết định đến công cuộc phát triển đất nước. Để làm được việc đó, theo ông Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế, nâng cao chất lượng dân số không chỉ là nhiệm vụ của ngành Y tế mà còn là trách nhiệm của các bộ, ngành, chính quyền địa phương và toàn xã hội, do vậy Đảng, Nhà nước cần tiếp tục có chính sách hỗ trợ vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng, người khuyết tật để nâng cao chất lượng dân số. Mặt khác, xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế lồng ghép các yếu tố dân số trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh nghiên cứu về dân số và phát triển, nhất là các vấn đề mới, trọng tâm là chất lượng và lồng ghép yếu tố dân số vào kế hoạch phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực. Bên cạnh đó, theo Thứ trưởng Bộ Y tế, mặc dù đã chuyển trọng tâm sang dân số và phát triển, việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình vẫn không được lơ là. Đây là điều kiện quan trọng giúp các cặp vợ chồng có điều kiện chăm sóc, tạo điều kiện cho những đứa con phát triển ở mức tốt nhất; đồng thời là cơ sở để xây dựng và hình thành mạng lưới an sinh xã hội phù hợp. Ngoài ra, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, Việt Nam cần có chính sách nhằm thích ứng với già hóa dân số, tận dụng cơ cấu dân số vàng. Sở dĩ như vậy là do năm 2011, dân số 60 tuổi trở lên của nước ta chiếm khoảng 10%, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hoá dân số. “Nước ta bắt đầu bước vào thời kỳ dân số vàng từ năm 2007 và dự kiến đạt đỉnh vào năm 2020, với dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 70% dân số. Tuy nhiên cơ cấu “dân số vàng” không khai thác thì sẽ mất vào khoảng năm 2040. Vì vậy, cần khẩn trương tận dụng cơ hội quý hiếm này để phát triển nhanh và bền vững đất nước”, ông Tiến khẳng định. Và để thực hiện các mục tiêu nâng cao chất lượng dân số, ông Trần Doãn Tú khẳng định, thời gian tới, ngành Dân số sẽ tập trung truyền thông vào 6 vấn đề chính đó là: Duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, đối tượng; Đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, phấn đấu duy trì cơ cấu tuổi của dân số ở mức hợp lý; Tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước nhanh, bền vững; Thích ứng với già hóa dân số đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; Phân bố dân số hợp lý, đảm bảo hài hòa các quyền và nghĩa vụ của người di cư, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo đảm quốc phòng, an ninh; Nâng cao chất lượng dân số cả về thế chất, trí tuệ và tinh thần, tạo nền tảng cho sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững. |