当前位置:首页 > Cúp C1

【xhbd anh】Bộ Y tế: Cải cách hành chính nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

bvk

Kết quả đánh giá Bệnh viện K của Bộ Y tế,ộYtếCảicáchhànhchínhnângcaochấtlượngkhámchữabệxhbd anh tỷ lệ hài lòng người bệnh đã tăng lên 78,9% năm 2017 và 91,5% năm 2018. Ảnh: Đức Việt

Động thái này xuất phát từ việc đổi mới về mặt nhận thức quan điểm “lấy người bệnh làm trung tâm”; đổi mới về quản lý, cách làm và phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện hàng năm.

Tình trạng vòi vĩnh, gây phiền hà giảm hẳn

Trao đổi về công tác cải cách hành chính tạo thuận lợi cho người dân, ông Phạm Văn Tác - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) cho biết, hiện nay cả nước có 603 TTHC trong lĩnh vực y tế, trong đó có 209 TTHC thực hiện tại Bộ Y tế. Trong năm qua, Bộ Y tế đã duy trì ổn định hoạt động của 51 dịch vụ công trực tuyến (trong đó có 7 dịch vụ mức độ 3 và 44 dịch vụ mức độ 4). 100% các dịch vụ hành chính công của Bộ Y tế đã được cung cấp ở mức độ 2 trở lên. Bộ Y tế đang tiến hành xây dựng hệ thống Cổng dịch vụ công trực tuyến Bộ Y tế.

Cùng với đó, Bộ Y tế cũng đã phê duyệt Đề án xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2018 đối với các đơn vị thuộc bộ. Đến nay đã hoàn thành việc xác định chỉ số cải cách hành chính các đơn vị thuộc bộ năm 2019 và đang thực hiện phân tích số liệu, viết báo cáo và công bố Bộ Chỉ số cải cách hành chính cấp bộ năm 2019.

Năm 2018, thực hiện đánh giá tại 53 bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện thuộc trường đại học và bệnh viện tuyến tỉnh, tỷ lệ hài lòng người bệnh đạt 83,7% (trong đó tuyến trung ương đạt 84,5%, tuyến tỉnh đạt 83,3%, nhóm bệnh viện thuộc trường đại học là 81,5%).



Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), với chủ đề xuyên suốt nhiệm kỳ 2016 - 2021 là “Siết chặt kỷ cương, tăng cường y đức, nâng cao nghiệp vụ”, các địa phương, đơn vị ngoài việc tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế, ngành Y tế còn tổ chức nhiều cuộc thi, có cách làm hay, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn của từng địa phương, đơn vị.

Năm 2018, Bộ Y tế đã tổ chức hội thi “Cán bộ ngành Y tế đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh”, được đông đảo cán bộ y tế trong toàn ngành tích cực hưởng ứng tham gia.

Kết quả triển khai đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế trong toàn ngành đã giúp bộ mặt các cơ sở y tế thay đổi, từ tinh thần thái độ phục vụ, chất lượng dịch vụ, trang phục của cán bộ y tế, điều kiện cơ sở vệ sinh, môi trường bệnh viện; quy trình khám chữa bệnh, giảm thời gian chờ đợi của người bệnh...

PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết, tình trạng cán bộ y tế vòi vĩnh, gây phiền hà với người bệnh đã giảm rõ rệt. Số lượng cuộc gọi đường dây điện thoại nóng phản ánh tiêu cực giảm nhiều và tỷ lệ thư khen ngợi tăng lên. Ví như, năm 2018, Tổ chức sáng kiến Việt Nam khảo sát qua điện thoại tại 60 bệnh viện tại 23 tỉnh, thành phố trong cả nước cho thấy, sự hài lòng chung của người bệnh đối với dịch vụ khám chữa bệnh đạt 80,8% (tăng so với năm 2017 đạt 79,6%). Theo chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2018, chỉ số tham nhũng vặt ở bệnh viện huyện giảm còn 0,4% (năm 2016 là 17% và năm 2017 là 9%).

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh đạt gần 84%

Ông Phạm Văn Tác cho hay, Nghị quyết số 20-NQ/TW đề ra mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu tỷ lệ hài lòng của người dân với dịch vụ y tế đạt trên 80%. Tuy nhiên, theo kết quả đánh giá, đo lường sự hài lòng người bệnh về phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế của Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với Viện Chiến lược và Chính sách y tế (Bộ Y tế) thực hiện năm 2016 tại 22 bệnh viện (11 bệnh viện trung ương, 8 bệnh viện đa khoa tỉnh, 3 bệnh viện huyện), tỷ lệ hài lòng người bệnh đạt 81,3% (trong đó bệnh viện tuyến trung ương là 77,9%, bệnh viện tuyến tỉnh là 87,3% và bệnh viện tuyến huyện là 77,5%).

Năm 2018, thực hiện đánh giá tại 53 bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện thuộc trường đại học và bệnh viện tuyến tỉnh, tỷ lệ hài lòng người bệnh đạt 83,7% (trong đó tuyến trung ương đạt 84,5%, tuyến tỉnh đạt 83,3%, nhóm bệnh viện thuộc trường đại học là 81,5%).

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, để có được kết quả trên, Bộ Y tế đã đổi mới về quản lý, cách làm và phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện hàng năm. Trong đó, bộ xây dựng và ban hành quy trình khám bệnh tại khoa khám bệnh của các bệnh viện, giảm TTHC; hay Bộ Tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2016 làm căn cứ cho các bệnh viện triển khai.

Đồng thời, ngành Y tế đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện, quản lý bảo hiểm y tế (BHYT) để giảm thủ tục, giảm thời gian chờ đợi của người bệnh, thực hiện công khai, minh bạch các khoản chi phí mà người bệnh phải chi trả.

“Đến nay, ngành Y tế tiếp tục củng cố và phát triển mạng lưới y tế, xây dựng mô hình điểm tại 26 trạm y tế xã, phường hoạt động theo nguyên lý y học gia đình để tiến tới nhân rộng toàn quốc. Ngoài ra, Bộ Y tế tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới cơ chế tài chính, chính sách BHYT, tập trung vào phòng chống các bệnh không lây nhiễm, quản lý hồ sơ sức khỏe người dân theo nguyên lý y học gia đình, để ngày càng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân”- PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết.

Đức Việt

分享到: