Bên lề kỳ họp Quốc hội,ửađổicácluậtthuếĐònbẩythuhútđầutưlớkết quả hạng nhất mỹ ĐB Phan Văn Quý (Nghệ An) đã có cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN về chủ đề này.
* Thưa ông, ông có đánh giá thế nào về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế đang được Quốc hội xem xét ?
- Tôi rất tâm đắc ý tưởng của cơ quan soạn thảo đưa ra dự luật này. Dự luật điều chỉnh một số điều của các luật thuế rất khoa học và phù hợp thực tiễn, dùng 1 luật nhưng điều chỉnh được 5 luật khác. Một điều quan trọng nữa, luật sẽ là đòn bẩy, khuyến khích đầu tư vào một số lĩnh vực chúng ta đang cần như công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp nông thôn…
Trong bối cảnh đang bị cạnh tranh gay gắt với các nước về thu hút đầu tư thì với những quy định mới, chúng ta có thể kéo được các nhà đầu tư lớn. Vì vậy, tôi đánh giá luật này đạt được 3 mục tiêu lớn mà chúng ta đang cần. Thứ nhất là chỉnh được một loạt luật khác để phù hợp với tình hình, hai là cứu doanh nghiệp (DN) và ba là thu hút đầu tư lớn. Đó là đột phá rất lớn của Ban Soạn thảo cũng như Chính phủ và Quốc hội.
* Ông dự kiến có đóng góp gì với dự thảo luật lần này ?
- Như tôi đã nói, luật sửa đổi các luật thuế lần này là một bước cải tiến lớn. Tất nhiên thời gian tới chúng ta sẽ còn tiếp tục sửa đổi những gì chưa phù hợp với thực tiễn, vì thị trường luôn biến động.
Bên cạnh đó, tôi cũng còn những băn khoăn. Đó là thời điểm xóa nợ thuế. Với chủ DN, một người có thể đầu tư vào nhiều DN khác nhau, nên nói DN này phá sản, nhưng có thể doanh nhân đó còn có cổ phần ở những DN khác. Hai nữa là với bất động sản, có thể năm nay làm ăn kém, nhưng thực tế sản phẩm vẫn còn đó. Sau này thị trường ấm lên, bán đi, họ thu lãi lớn bỏ túi mà nợ thuế thì đã được xóa. Vì vậy, phải hết sức thận trọng ở điểm này để tránh thất thu ngân sách. Tôi biết có những DN đã đi vay ngân hàng để trả nợ thuế, đợi thị trường ấm lên để bán sản phẩm. Cũng có DN nói là lỗ, nhưng thực ra là lãi vì họ có công ty khác vẫn hoạt động tốt.
Thêm một điều khiến tôi phân vân là ưu đãi cho một số dự án vốn đầu tư lớn, công nghệ tiên tiến trong thời hạn 30 năm. Thông thường, một đời công nghệ kéo dài 30 năm thì đã lạc hậu, chỉ khoảng 10 năm là phải nghĩ tới thay đổi công nghệ. Vì vậy, nên có quy định một đời công nghệ là bao nhiêu năm thì ưu đãi thời gian đó, nếu DN thay đổi công nghệ lại ưu đãi tiếp.
Tôi có hai đề xuất đối với dự án luật. Thứ nhất, tôi đề nghị khuyến khích đầu tư cho các dự án năng lượng sạch, bền vững, như năng lượng gió… Ví dụ ở Bạc Liêu, Ninh Thuận, là những vùng rất tiềm năng cho năng lượng sạch nhưng cũng là vùng khó khăn. Nếu không khuyến khích đầu tư, chúng ta cũng không thu được gì, ngược lại, nếu có chính sách hỗ trợ thì có thể thu hút đầu tư, tạo ra nguồn điện năng cho đất nước, tạo việc làm và thu ngân sách. Còn như đầu tư điện than, điện khí, đời chúng ta chưa đầu tư thì than, khí vẫn còn đó, con cháu chúng ta vẫn dùng được, nhưng năng lượng gió không đầu tư thì cũng trả về thiên nhiên.
Thứ hai là nên có cơ chế ưu đãi, khuyến khích cho DN đầu tư vào lĩnh vực dạy nghề, việc làm. Gần đây, nhiều ý kiến rất lo lắng về năng suất lao động của người Việt quá thấp so với khu vực. Mà trong 3 đột phá chiến lược thì nhân lực là một yếu tố cùng với thể chế, hạ tầng. Nếu như mọi thứ đều đổi mới mà nhân lực không được cải thiện, thì các đổi mới đó cũng khó thành công vì yếu tố con người rất quan trọng. Nếu đổi mới công nghệ mà con người không vận hành tốt thì cũng không thay đổi được gì.
Đặc biệt với những vùng nông thôn, khó khăn, đầu tư vào việc làm, dạy nghề là cho họ cần câu, bền vững hơn nhiều so với hỗ trợ vật chất. Đầu tư cho lĩnh vực đào tạo việc làm sẽ tạo ra lực lượng lao động dồi dào, người nghèo có công ăn việc làm, thu nhập ổn định, đời sống sẽ khá hơn, xã hội cũng đỡ phức tạp hơn.
Ở nhiều trường dạy nghề, một số tập đoàn lớn đặt vấn đề xin luôn nhân công từ khi đào tạo, thậm chí đã có những DN nước ngoài về mở nhà máy gần ngay trường dạy nghề, để tận dụng nguồn nhân lực giá rẻ, trình độ được đào tạo tốt. Đây là thế mạnh, là yếu tố thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam với lực lượng lao động trẻ dồi dào.
* Cùng với việc tăng sức hấp dẫn để thu hút đầu tư nước ngoài, chú trọng phát triển bền vững, dự thảo thuế cũng hướng đến việc hỗ trợ kịp thời cho các DN đang khó khăn, ông đánh giá thế nào về yếu tố này?
- Đúng vậy, với dự luật này, một lực lượng DN vừa trải qua khủng hoảng sẽ được “cứu”. Với các DN đã bị giải thể thì thôi, nhưng DN nào còn đang ốm yếu thì với sự hỗ trợ từ các quy định mới này, họ có thể hồi phục và phát triển. Đó cũng là lý do tôi ủng hộ dự án luật này. Tôi tin dự án luật này sẽ nhận được nhiều đồng thuận và giới DN chúng tôi rất nóng lòng chờ đợi.
* Xin cảm ơn ông ./.
Hoàng Yến