【ty le keo bd hom nay】Gần 72% phụ nữ tham gia vào thị trường lao động
Chiều 7/3,ầnphụnữthamgiavàothịtrườnglaođộty le keo bd hom nay Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) phối hợp với Liên Hợp quốc tại Việt Nam đã tổ chức tọa đàm về bình đẳng giới nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, với chủ đề: Tăng cường an sinh xã hội và các dịch vụ công nhằm thúc đẩy phụ nữ tham gia vào thị trường lao động.
Tại tọa đàm, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà cho biết, những năm qua Việt Nam luôn duy trì được trong nhóm quốc gia có nhiều tiến bộ về thực hiện bình đẳng giới và hoàn thành sớm mục tiêu thiên niên kỷ về tăng cường bình đẳng giới.
Riêng trong năm 2018, tỷ lệ phụ nữ làm chủ doanh nghiệp của Việt Nam chiếm 31,3% trên tổng số chủ doanh nghiệp; tỷ lệ phụ nữ tham gia vào Quốc hội nhiệm kỳ 2016 – 2021 là 27,2%; tỷ lệ phụ nữ tham gia thị trường lao động luôn ở mức cao, khoảng 71,55%, cao hơn mức tỷ lệ chung của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Mặc dù vậy, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà cũng nhấn mạnh, thực tế hiện vẫn còn định kiến giới trong các hoạt động xã hội và công việc, đây chính là rào cản để phụ nữ tham gia vào thị trường lao động và hạn chế các cơ hội tìm kiếm việc làm.
“Tạo việc làm, giúp phụ nữ tiếp cận thông tin thị trường lao động, nâng cao chất lượng dịch vụ công cho lao động nữ sẽ phải là một trong những giải pháp căn bản để phụ nữ có việc làm, tăng năng suất lao động và thu nhập”, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh.
Làm rõ hơn về những rào cản mà phụ nữ gặp phải khi tham gia thị trường lao động, ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học, Lao động và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, các kết quả khảo sát cho thấy lao động nữ đã qua đào tạo vẫn luôn ở mức thấp và thấp hơn so với lao động nam.
Xét theo nghề nghiệp, phụ nữ vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn nam ở những nghề không đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật, tuy nhiên ở những nghề có vị thế cao hơn như lao động quản lý lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Chẳng hạn, vị trí quản lý trong các ngành, cấp, đơn vị thì lao động nữ chiếm 0,59%, trong khi lao động nam là 1,52%; nhân viên dịch vụ và bán hàng, lao động nữ chiếm 22,7% thì lao động nam là 13,18%.
Đồng thời, phụ nữ vẫn yếu thế so với nam giới trong các công việc có vị thế tốt hơn như chủ cơ sở hoặc làm công hưởng lương. Bên cạnh đó, mặc dù đã có xu hướng thu hẹp dần, song thực tế vẫn tiếp tục tồn tại phân biệt đối xử trong lao động – việc làm, đặc biệt gánh nặng gia đình và công việc chăm sóc không lương vẫn tiếp tục là rào cản, định kiến giới về vai trò và năng lực của phụ nữ trong công việc phát triển nghề nghiệp.
Trước những thực tế như vậy, ông Vinh cho rằng để thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào thị trường lao động, cần phải sửa đổi Bộ luật Lao động để đảm bảo bình đẳng về cơ hội trên thị trường lao động cho cả nam và nữ. Cùng với đó làm giảm bớt gánh nặng công việc nội trợ và chăm sóc không lương đối với phụ nữ thông qua phát triển hệ thống chăm sóc dài hạn toàn diện.
Hơn hết, cần xóa bỏ định kiến giới trong thị trường lao động về công việc phù hợp với nữ và nam. Đồng thời, khuyến khích đào tạo nghề nghiệp để mở rộng cơ hội việc làm cho lao động nữ trong các lĩnh vực mà nam giới vẫn chiếm ưu thế./.
Mai Đan
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/656b798423.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。