Nhận Định Bóng Đá

【kèo galatasaray】Siết kỷ luật chi thường xuyên, gắn với tinh giản biên chế

字号+ 作者:88Point 来源:Nhận Định Bóng Đá 2025-01-25 21:29:03 我要评论(0)

Việc sắp xếp, tinh gọn đầu mối sẽ kéo giảm biên chế, từ đó giảm chi thường xuyên. Ảnh: H.Vân​​. Tiế kèo galatasaray

siet ky luat chi thuong xuyen gan voi tinh gian bien che

Việc sắp xếp, tinh gọn đầu mối sẽ kéo giảm biên chế, từ đó giảm chi thường xuyên. Ảnh: H.Vân​​.

Tiết kiệm hơn 51 nghìn tỷ đồng

Trong dự toán chi NSNN năm 2018, cơ cấu chi đầu tư phát triển chiếm 26,2%, chi trả nợ lãi chiếm 7,39%, chi thường xuyên chiếm 61,76%.

Trên thực tế, trong cơ cấu chi thường xuyên, chi hoạt động các cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể chỉ chiếm khoảng 14,47% trong tổng chi NSNN, còn lại là chi cho các lĩnh vực chi ưu tiên theo nghị quyết của Đảng, Nhà nước như phát triển các sự nghiệp y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Thời gian qua, Quốc hội đã ban hành Luật NSNN, Luật Kiểm toán nhà nước, Luật Thanh tra, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,… trong đó quy định rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp và đơn vị trong quản lý ngân sách. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của Quốc hội và sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực thực hiện của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương và nhân dân cả nước, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đó có lĩnh vực NSNN đã đạt được những kết quả tích cực.

Tổng hợp báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, năm 2017, cả nước đã tiết kiệm được 51.401 tỷ đồng, trong đó tiết kiệm kinh phí, vốn của nhà nước 47.945 tỷ đồng; tiết kiệm vốn tại DNNN là 3.456 tỷ đồng. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là trong lĩnh vực chi NSNN, vẫn còn tình trạng chi sai quy định, vượt tiêu chuẩn định mức; dự toán nhiều công trình đội vốn cao; giải ngân vốn vay ngoài nước vượt kế hoạch; nợ đọng xây dựng cơ bản còn lớn; chuyển nguồn lớn, thất thoát, lãng phí vẫn còn xảy ra ở một số đơn vị.

Trong quá trình điều hành NSNN, Bộ Tài chính xác định ngoài nguyên nhân hệ thống chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, định mức, chế độ vẫn còn bất cập, còn do tinh thần trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý, sử dụng NSNN, tài sản công. Trước thực tế đó, việc cắt giảm chi tiêu ngân sách ngay từ khâu lập dự toán trong vài năm trở lại đây là động thái quyết liệt, cụ thể của Bộ Tài chính trước tình trạng thất thoát, lãng phí trong chi tiêu ngân sách.

Thay mặt Chính phủ phát biểu tại hội nghị sơ kết công tác tài chính - NSNN 6 tháng đầu năm 2018, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ từng khẳng định hành động này của Bộ Tài chính là một cải cách mạnh mẽ được Thủ tướng Chính phủ đồng tình, ủng hộ. Việc này cũng có tác dụng thúc đẩy giảm biên chế theo các Nghị quyết của Trung ương và cần phải được thực hiện chặt chẽ hơn trong thời gian tới, kể cả với đơn vị sự nghiệp cũng như đơn vị hành chính.

Quyết liệt từ đơn vị quản lý, lập dự toán không thiếu nhưng thực hiện ra sao vẫn là bài toán khó. Đề cập vấn đề này, TS. Ngô Trí Long - chuyên gia kinh tế cho rằng: Hiện nay, bộ máy hành chính vẫn rất cồng kềnh khiến nguồn ngân sách chi thường xuyên dành cho bộ máy, con người rất lớn, dẫn tới hạn chế nguồn ngân sách dành cho chi đầu tư phát triển, chi cho cải cách tiền lương, an sinh xã hội… Trước thực tế đó, Đảng, Nhà nước đã đề ra chủ trương đẩy mạnh tinh giản biên chế, nhằm xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu quả. Các bộ, ngành, địa phương hiện đang quyết liệt thực hiện việc tinh giản biên chế theo chủ trương của Đảng, Nhà nước. Nếu kiểm soát tốt việc giao dự toán chi thường xuyên của các đơn vị gắn với tinh giản biên chế sẽ là một trong những biện pháp hiệu quả để giảm chi thường xuyên - lĩnh vực chiếm phần rất lớn từ ngân sách hiện nay…

Bám sát biên chế được giao

Để tiếp tục siết chi thường xuyên hiệu quả, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã làm việc với Bộ trưởng Bộ Nội vụ để giao dự toán chi thường xuyên bám sát biên chế được giao. Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 54/2018/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN năm 2019 và kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm 2019 – 2021, trong đó, yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN lập dự toán chi thường xuyên theo đúng lĩnh vực, đúng tính chất nguồn kinh phí, triệt để tiết kiệm. Đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu hạn chế mua sắm xe ô tô công và trang thiết bị đắt tiền, mở rộng thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô công; hạn chế tối đa tổ chức hội nghị, lễ hội, hội thảo, khánh tiết, đi công tác nước ngoài...

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng yêu cầu dự toán chi hoạt động của cơ quan phải gắn với mục tiêu, nhiệm vụ tinh giản biên chế theo Kết luận số 17-KL/T.Ư; việc rà soát, sắp xếp lại bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/T.Ư, chi tiết việc triển khai từng mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể trong năm 2019; xác định mức kinh phí dành ra gắn với việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong năm 2019.

Nghị quyết số 18-NQ/T.Ư đã yêu cầu sắp xếp, kiện toàn một số tổ chức và các đầu mối bên trong của từng tổ chức theo hướng giảm đầu mối, giảm tối đa cấp trung gian, giảm cấp phó; đổi mới về tổ chức bộ máy và kiêm nhiệm chức danh để tinh gọn đầu mối; sắp xếp, thu gọn hợp lý các đơn vị hành chính cấp xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn theo quy định về quy mô dân số, diện tích tự nhiên và giảm số lượng thôn, tổ dân phố... Trên cơ sở đó, các đơn vị phải thực hiện dự toán chi hoạt động gắn với mục tiêu, nhiệm vụ tinh giản biên chế, chi tiết việc triển khai từng mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể trong năm 2019. Từ đó, ước tính kinh phí dành ra đối với các cơ quan hành chính từ giảm chi cho con người, cho hoạt động bộ máy và chi cho cơ sở vật chất...

Ông Võ Thành Hưng - Vụ trưởng Vụ NSNN, Bộ Tài chính khẳng định rằng: Việc sắp xếp, tinh gọn đầu mối sẽ kéo giảm biên chế, từ đó giảm chi thường xuyên. Phân tích cụ thể có thể thấy, chi tiêu của các địa phương theo định mức phân bổ, gồm chi đầu tư và chi thường xuyên. Trong chi thường xuyên, tiêu chí quan trọng nhất cho các địa phương đó là trên cơ sở dân số (tính hệ số theo vùng miền, ưu tiên miền núi, vùng sâu vùng xa; vùng có dân số ít, diện tích lớn thì hệ số cao hơn). Ở các địa phương, việc sắp xếp lại các cơ sở trường học (nhiều xã có 2 - 3 trường trung học cơ sở ghép thành 1 điểm trường), hay các bệnh viện thực hiện tự chủ tài chính..., sẽ góp phần giảm chi ngân sách. Số ngân sách dôi dư sẽ dành chi cho an sinh xã hội, đầu tư phát triển và một phần dành nguồn cho cải cách tiền lương...

Do đó, trong thời gian tới, theo ông Hưng, việc trao quyền chủ động, tự chủ cho các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc quản lý sử dụng NSNN và tài sản công sẽ tiếp tục được triển khai nhưng phải đi kèm với yêu cầu trách nhiệm quản lý, trách nhiệm giải trình cao hơn từ thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương và tới từng cán bộ, công chức trực tiếp có liên quan. Để tạo điều kiện cho việc giám sát, Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn đã bổ sung các quy định về trách nhiệm thực hiện công khai NSNN từ khâu dự toán đến khâu tổ chức điều hành và quyết toán NSNN ở tất cả các cấp ngân sách và các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN.

Ngoài ra, để khắc phục tình trạng thất thoát, lãng phí, các giải pháp siết chặt việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật tài chính cần được tiếp tục thực hiện mạnh mẽ hơn, như thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung chế độ định mức chi tiêu ngân sách; quản lý chặt chẽ chi NSNN, đảm bảo chỉ được chi khi có dự toán và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán, thanh tra; xử lý nghiêm các sai phạm về quản lý tài chính ngân sách và quản lý tài sản của Nhà nước; thu hồi đầy đủ vào NSNN đối với các khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi. Cùng với đó là làm tốt công tác tuyên truyền, công khai, minh bạch hoạt động tài chính – NSNN, tăng cường sự kiểm tra, giám sát của đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp và giám sát của cộng đồng.

Ông Trần Du Lịch - Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ:

Thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính đã đưa ra những quyết sách quyết liệt trong điều hành tài chính - NSNN, trong đó đặc biệt chú ý đến thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật chi tiêu ngân sách. Nhưng trên thực tế, việc thực hiện kỷ cương, kỷ luật ngân sách của chúng ta còn rất kém. Từ những chi tiêu của cả bộ máy của chúng ta hiện nay, tôi rất chia sẻ với Bộ Tài chính vì Bộ luôn ở thế khó trong việc cân đối các nguồn chi lương, chi an sinh xã hội, đầu tư phát triển và các nguồn chi khác…

Cần phải cải cách một cách căn bản về ngân sách trên một số góc độ. Một là cải cách nguồn thu, phải chuyển dần từ thuế gián thu sang thuế trực thu, cơ cấu những nguồn thu ổn định. Ví dụ, tôi đề nghị phải tính toán thuế bất động sản đối với những người có 2, 3 căn nhà ở đô thị để chính quyền các đô thị có ngân sách. Đây là cách nhiều nước áp dụng.

Thứ hai là phải chống thất thu, tạo công bằng trong việc thu thuế. Tiếp đó là về cơ cấu chi, không thể chấp nhận tình trạng thu chỉ đủ chi thường xuyên, còn đầu tư, trả nợ phải đi vay, như vậy ngân sách không thể ổn định. Để giảm chi thường xuyên, trước hết phải tinh giản bộ máy, qua đó giảm chi về lương. Với bộ máy hiện nay, ngân sách không thể “kham” được.

Cuối cùng, đối với đơn vị sự nghiệp y tế, giáo dục, phải thay đổi hoàn toàn cơ chế quản trị. Ví dụ, về y tế, Nhà nước nên lo về y tế dự phòng, còn các bệnh viện quản lý theo định chế công, phi lợi nhuận, tính đúng tính đủ chi phí. Nhà nước trợ cấp cho người nghèo thông qua cấp bảo hiểm y tế, còn người có tiền sẽ tự mua bảo hiểm, hoặc tự trả phí.

H.V (ghi)

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
  • Bão số 9 suy yếu dần trên Biển Đông

    Bão số 9 suy yếu dần trên Biển Đông

    2025-01-25 21:04

  • Bài 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng

    Bài 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng

    2025-01-25 20:42

  • Toyota triệu hồi kiểm tra và thay thế bơm nhiên liệu các dòng xe Avanza, Rush

    Toyota triệu hồi kiểm tra và thay thế bơm nhiên liệu các dòng xe Avanza, Rush

    2025-01-25 20:40

  • Bộ Y tế yêu cầu báo cáo số lượng vắc

    Bộ Y tế yêu cầu báo cáo số lượng vắc

    2025-01-25 20:03

网友点评