【bayern vs augsburg】Nan giải chuyện kỹ sư, cử nhân thất nghiệp

Báo Cà MauĐến nay, toàn tỉnh Cà Mau còn khoảng 1.000 sinh viên tốt nghiệp ra trường, kể cả sinh viên tốt nghiệp loại giỏi nhưng vẫn chưa tìm được việc làm. Bài toán thất nghiệp của sinh viên đang cần lời giải từ phía các cấp, các ngành.

Đến nay, toàn tỉnh Cà Mau còn khoảng 1.000 sinh viên tốt nghiệp ra trường, kể cả sinh viên tốt nghiệp loại giỏi nhưng vẫn chưa tìm được việc làm. Bài toán thất nghiệp của sinh viên đang cần lời giải từ phía các cấp, các ngành.

Bạn Dương Thị Cẩm Giang (khóm 2, thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình) tốt nghiệp chuyên ngành Khoa học Môi trường, Trường Ðại học Cần Thơ. Cầm tấm bằng kỹ sư loại giỏi và thẻ đảng viên (Giang được kết nạp Ðảng khi còn là sinh viên) về Cà Mau với mong muốn được cống hiến sức trẻ cho quê hương dù được Trường Ðại học Cần Thơ giữ lại. Thế nhưng, từ năm 2013 đến nay, mặc dù đã nộp hồ sơ nhiều nơi nhưng chưa tìm được việc làm phù hợp, đúng chuyên ngành.

Tư vấn giới thiệu nghề cho học sinh năm học 2014-2015.

Theo Dương Thị Cẩm Giang, gần 2 năm nộp hồ sơ nhiều nơi, nhưng đến nay vẫn chưa được tuyển dụng và nghe hoài điệp khúc “chờ”. Ðể tiếp tục hành trình “chờ” có quyết định được tuyển dụng, Giang đành làm nghề bán hàng qua mạng. “Với mức thu nhập khoảng 4-5 triệu đồng/tháng từ bán hàng online, em có điều kiện đăng ký học một số chuyên ngành như: chính trị, nghiệp vụ sư phạm để bổ sung cho hồ sơ và tiếp tục nuôi hy vọng được tuyển dụng vào các cơ quan Nhà nước”, Cẩm Giang chia sẻ.

Không có điều kiện học thêm hay bán hàng qua mạng như Cẩm Giang, bạn Trương Thị Tú Quyên (khóm 4, phường 4, TP Cà Mau) sau gần 5 năm tốt nghiệp Trung cấp Tin học - Kế toán (Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Cà Mau) vẫn phải phụ gia đình bán cà phê. Theo Quyên, dù đã nộp hồ sơ một vài nơi nhưng vẫn chưa có nơi nào tuyển dụng. Nhiều nơi muốn tuyển dụng cao đẳng hay đại học trong khi điều kiện gia đình không cho phép học lên cao nên đến nay tấm bằng trung cấp của em vẫn nằm “im ỉm”. Số sinh viên tốt nghiệp rồi thất nghiệp như tình cảnh của Giang, Quyên hiện nay khá đông. Nhiều bạn trẻ còn cho biết, nếu sinh viên ra trường mà tìm được việc làm thì phần lớn cũng làm trái ngành, trái nghề đào tạo.   

Tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm của Sở LÐ-TB&XH, một con số khiến nhiều người giật mình. Ðến nay, Cà Mau còn khoảng 1.000 sinh viên tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học chưa có việc làm ổn định, đúng với chuyên ngành đã học. Nếu 1 sinh viên học đại học 4-5 năm tiêu tốn khoảng 100 triệu đồng chi phí cho sinh hoạt, học tập, nhiều gia đình phải vay Ngân hàng Chính sách - Xã hội.

Bài toán việc làm cho sinh viên ra trường đang đặt ra nhiều vấn đề đối với công tác dự báo thị trường lao động ở các địa phương. Khi thực hiện có hiệu quả dự báo thị trường lao động, các trường đại học, cao đẳng sẽ quyết định điều chỉnh quy mô ngành nghề đào tạo sao cho phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực cũng như hạn chế, thậm chí tạm dừng mở mới các ngành đào tạo đang thừa đầu ra. Ðối với chương trình đào tạo, cần nâng cao chất lượng, nhất là kỹ năng thực hành, kỹ năng xã hội cho sinh viên. Bên cạnh việc sử dụng các nguồn hỗ trợ cho vay vốn tự tạo việc làm hoặc xuất khẩu lao động, Nhà nước và địa phương cần đưa ra các chế độ đãi ngộ hợp lý để thu hút cử nhân về địa phương hoặc đi các vùng sâu, vùng xa làm việc.

Theo Phó Giám đốc Sở LÐ-TB&XH Trương Linh Phượng, vấn đề việc làm cho sinh viên ra trường, trách nhiệm không riêng ngành lao động mà cần có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành có liên quan. Sở và các ngành có liên quan sẽ rà soát số sinh viên thất nghiệp và tìm ra những biện pháp giải quyết hợp lý./.

Bài và ảnh: Thanh Phương

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Ngày 4/1: Giá xăng dầu tiếp tục leo dốc
下一篇:Sở Công Thương Gia Lai trao tặng 5 căn nhà tình thương