Chỉ số niềm tin tiêu dùng bị giảm trong tháng này là do sự tự tin về điều kiện kinh tế Việt Nam trong 12 tháng kế tiếp và trong 5 năm tới đều giảm.
Xét về tình hình tài chính cá nhân,̉sốniềmtinngườitiêudùnggiảmtrongthábd kq fa 34% (tăng 5%) người tiêu dùng Việt Nam cho rằng tài chính gia đình họ hiện tại “tốt hơn” so với năm trước, 22% (giảm 1%) cho biết tài chính gia đình họ “xấu đi”.
Theo những người tham gia khảo sát, 58% (tăng 10%) người tiêu dùng Việt kỳ vọng rằng tài chính gia đình họ sẽ “tốt hơn” vào thời điểm này trong năm tới (đây cũng là tỷ lệ cao nhất của chỉ số này kể từ đầu năm 2014) so với chỉ 5% (không thay đổi) tỷ lệ người tiêu dùng dự đoán rằng tình hình tài chính của họ sẽ “xấu đi”.
Niềm tin vào nền kinh tế Việt Nam của người tiêu dùng có một sự sụt giảm đáng kể, có 50% (giảm đáng kể đến 13%) người tiêu dùng cho rằng tình hình kinh tế Việt Nam sẽ ở “trạng thái tốt” trong vòng 12 tháng tới và 15% (tăng 10%) người tiêu dùng dự đoán nền kinh tế Việt Nam sẽ ở “trạng thái xấu” (đây là mức cao nhất cho chỉ số này kể từ tháng 6/2014).
Phần lớn người tiêu dùng Việt Nam– 59% (giảm 9%) kỳ vọng rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ ở “trạng thái tốt” trong 5 năm tới so với 8% (tăng 3%) người tiêu dùng cho rằng nền kinh tế sẽ ở “trạng thái xấu”.
Thêm vào đó, 40% (tăng 2%) người tiêu dùng Việt nói rằng “đây là thời điểm tốt” để mua các vật dụng chính trong gia đình so với 13% (tăng 9%) người tiêu dùng cho rằng “đây không phải là thời điểm thích hợp” để mua các vật dụng này.
Giá xăng dầu liên tục giảm, tạo niềm tin tốt đối với người tiêu dùng. Ảnh: H.H |
Ông Glenn Maguire, Chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của ngân hàng ANZ cho rằng, mặc dù tiêu đề đã đề cập đến một sự sụt giảm nhẹ, nhưng người tiêu dùng Việt Nam đã kết thúc năm 2014 trên một nền tảng của niềm tin tiêu dùng vững chắc và đang mong đợi năm 2015 tới đây sẽ là một năm tốt đẹp cho tình hình tài chính của gia đình họ.
Sau một năm đầy biến động, người tiêu dùng Việt Nam đã kết thúc năm 2014 với niềm tin tiêu dùng tuy có yếu hơn so với tháng 11 nhưng họ vẫn đang hướng đến tháng 12 bằng một sự tự tin cao hơn mức trung bình.
Rõ ràng là người tiêu dùng Việt Nam vẫn giữ lạc quan về triển vọng tương lai cho bản than họ, cho gia đình họ, cho tài chính của họ và cả đất nước của họ. Có đến 58% người tiêu dùng Việt Nam (tăng mạnh 10%) kỳ vọng rằng tình hình tài chính của gia đình họ sẽ tốt hơn vào thời điểm này trong năm tới. Sự đánh giá về khả năng phục hồi trong tài chính hộ gia đình tỷ lệ nghịch với sự đánh giá về nền kinh tế trong năm tới, trong số người tiêu dùng tham gia khảo sát, 50% (giảm mạnh một cách bất thường 13%) cho rằng kinh tế Việt Nam sẽ ở “trạng thái tốt” vào năm sau.
Sự giảm của những đánh giá tích cực này được hấp thụ chủ yếu bởi tỷ lệ những người tin rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ ở “trạng thái xấu” trong 12 tháng tới là 15% (tăng 10%).
Theo nhiều khía cạnh, các yếu tố dẫn dắt niềm tin người tiêu dùng Việt Nam xem ra khá tách biệt với các yếu tố dẫn dắt nền kinh tế nói chung. Giá cổ phiếu và giá vàng, và những hiệu ửng tài sản từ cả 2 yếu tố trên có xu hướng đóng vai trò chủ đạo. Nếu giá vàng ổn định, hay tăng, tính theo giá của đồng đô la Mỹ, và tiền Việt Nam đồng mất giá nhẹ thì sự tăng giá của giá vàng trong nước có thể sẽ chắc chắn hơn so với dự đoán cho năm 2015.
Nền kinh tế Việt Nam nói chung, và người tiêu dùng Việt nói riêng, sẽ tiếp tục một cách chậm rãi nhưng chắc chắn chuyển đến trạng thái bình thường sau một vài năm khó khăn thắt chặt tín dụng./.
Huy Phong