【đá bóng pháp】Chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam!

时间:2025-01-11 04:51:29来源:88Point 作者:World Cup

Tròn nửa thế kỷ trôi qua,ếnthắngcủaýchívàtrítuệViệđá bóng pháp Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” mãi là trang chói lọi trong lịch sử nước ta. Đó là chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam!

Quang cảnh sau đợt Mỹ ném bom B52 ở Tây Mỗ năm 1972. Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III

Đầu năm 1972, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta bước vào giai đoạn quyết liệt. Trên cả ba mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao, ta đều giành thắng lợi to lớn. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ có nguy cơ sụp đổ hoàn toàn. Để cứu vãn tình thế, ngày 6-4-1972, Tổng thống Mỹ Nixon vội vã ra lệnh tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai ra miền Bắc với quy mô lớn hơn, tính chất ác liệt, tàn bạo hơn nhiều so với cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất.

Đầu tháng 10-1972, ta đưa ra dự thảo Hiệp định “Về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” và phía Mỹ chấp thuận bản dự thảo này. Tuy nhiên, sau khi tái đắc cử Tổng thống nhiệm kỳ hai, Tổng thống Mỹ Nixon đã trắng trợn lật lọng, xóa bỏ dự thảo Hiệp định đã thỏa thuận, đòi Việt Nam phải sửa chữa 126 điểm mà trước đó phía Mỹ đã hoàn toàn nhất trí và tuyên bố ngừng đàm phán vô thời hạn với ta.

Để cứu vãn Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và tình hình, đế quốc Mỹ đã âm mưu tiến hành cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B-52 nhằm gây sức ép buộc ta phải chấp nhận ký Hiệp định Paris theo các điều khoản sửa đổi của họ. Mỹ đánh phá, hủy diệt tiềm lực kinh tế - quốc phòng của miền Bắc, hạn chế sự chi viện cho cách mạng miền Nam, làm lung lay ý chí quyết tâm chiến đấu chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, đe dọa phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới. Giặc đã sử dụng máy bay chiến lược B-52 gồm 193 trong tổng số 400 chiếc hiện có của quân đội Mỹ; 1.077 máy bay không quân chiến thuật trong tổng số 3.043 chiếc (có 1 biên đội máy bay F.111 khoảng 50 chiếc); 6 tàu sân bay trong 24 chiếc; hơn 50 máy bay tiếp dầu trên không và một số loại máy bay phục vụ khác (máy bay gây nhiễu từ xa, máy bay trinh sát chiến lược, chiến thuật, máy bay chỉ huy, liên lạc dẫn đường, cấp cứu) cùng 60 tàu chiến các loại của Hạm đội 7 ở Thái Bình Dương.

Xác máy bay B52 bị bắn rơi ở đường Hoàng Hoa Thám, Hà Nội năm 1972. Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III

Ngày 14-12-1972, Tổng thống Mỹ Nixon chính thức phê chuẩn kế hoạch tập kích chiến lược B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng với mật danh Linebacker II (nghĩa là Cứu bóng trước khung thành II).

Từ ngày 17-12 đến ngày 24-12, Mỹ điên cuồng mở cuộc tập kích bằng không quân vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, thị xã miền Bắc. Nhưng các lực lượng phòng không của ta đã anh dũng chiến đấu, tiêu diệt và làm tổn hao sinh lực, vũ khí của địch. Nhiều chiến thắng giòn giã được lập khắp các nơi ở miền Bắc, đặc biệt là Hà Nội. Trước những thất bại nặng nề, 24 giờ ngày 24-12, lấy cớ nghỉ lễ Noel, địch tạm ngừng tập kích để củng cố tinh thần, lực lượng và tìm thủ đoạn đánh phá mới.

Ngày 25-12-1972, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương nhận định: địch sẽ đánh phá trở lại Hà Nội ác liệt hơn, quân và dân thủ đô Hà Nội cùng các địa phương miền Bắc cần rút kinh nghiệm các trận đánh trước, tiếp tục củng cố tinh thần, lực lượng đánh địch trong những ngày tới. Quả vậy, từ 13 giờ ngày 26-12, địch liên tục mở các cuộc không kích, ném bom dữ dội, nhưng đều bị tổn thất nặng nề.

7 giờ sáng ngày 30-12-1972, Tổng thống Mỹ Nixon tuyên bố chấm dứt cuộc tập kích đường không chiến lược vào Hà Nội, Hải Phòng, ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra và đề nghị Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp tục đàm phán, ký kết Hiệp định Paris.

Trong 12 ngày đêm cuối tháng 12-1972, đế quốc Mỹ đã sử dụng 663 lần B-52 và 3.920 lần máy bay chiến thuật, ném hơn 100.000 tấn bom, đạn xuống Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, thị xã miền Bắc nước ta. Riêng ở Hà Nội, địch sử dụng 441 lần B-52 cùng nhiều máy bay chiến thuật ném hàng ngàn tấn bom xuống các khu phố, sân bay, nhà ga, bệnh viện, trường học... Chúng đã hủy diệt nhiều phố xá, làng mạc; phá sập 5.480 ngôi nhà, trong đó có gần 100 nhà máy, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, nhà ga; giết hại 2.368 dân thường, làm bị thương 1.355 người khác, hủy diệt phố Khâm Thiên - khu vực có mật độ dân số đông nhất Hà Nội.

Trong 12 ngày đêm, quân và dân ta miền Bắc đã bắn rơi 81 máy bay Mỹ các loại: 34 chiếc B-52; 5 chiếc F-111A; 21 chiếc F-4CE; 4 chiếc A-6A; 12 chiếc A-7; 1 chiếc F-105D; 2 chiếc RA-5C; 1 chiếc trực thăng HH-53; 1 chiếc trinh sát không người lái 147-SC. Quân chủng Phòng không - Không quân bắn rơi 32 trong tổng số 34 máy bay B-52 bị bắn rơi trong chiến dịch. Không quân Hoa Kỳ tổn thất gần 100 phi công.

Với việc đánh thắng cuộc tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ, làm nên Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” năm 1972, ngày 27-1-1973 Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được ký kết.

Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 trước hết từ sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, tài tình, sáng tạo của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng và nhân dân. Đây cũng là minh chứng rõ nét về việc quân và dân ta đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, dũng cảm, kiên cường, mưu trí, sáng tạo, quyết đánh, biết đánh và quyết thắng kẻ thù. Cùng “chia lửa” với đồng bào miền Bắc, quân và dân miền Nam đã đẩy mạnh tiến công Mỹ - Ngụy, triển khai lực lượng, tổ chức chiến đấu trên khắp chiến trường miền Nam, buộc địch phải phân tán lực lượng để đối phó trên nhiều hướng, nhiều mặt trận, làm giảm sức chiến đấu của chúng, gây tư tưởng chán nản, hoang mang trong binh lính.

Cho đến nay, Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới bắn rơi được B-52. Để đánh được “pháo đài bay bất khả xâm phạm” thời điểm đó, ta đã tổ chức lực lượng trực tiếp đối đầu với B-52 từ tháng 5-1966, vừa trực tiếp đánh trả vừa nghiên cứu cách đánh B-52. Cuốn “Cẩm nang đỏ” mang tên “Cách đánh B-52 của bộ đội tên lửa” ra đời kịp thời, đã đúc kết kinh nghiệm trong gần 7 năm đối đầu với B-52 và các thủ đoạn của Không quân Mỹ, tìm ra cách đánh hay, phù hợp với điều kiện thực tế về vũ khí, trang bị của ta.

Sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới cũng là yếu tố góp phần làm nên Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.

Có thể nói, Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là một trong những chiến công oanh liệt, là bản hùng ca vĩ đại trong thế kỷ XX, trở thành biểu tượng của ý chí, trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Chiến thắng góp phần bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa, giữ vững thành quả cách mạng đã giành được, tạo ra bước chuyển chiến lược căn bản về cục diện của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm đã trôi qua, nhưng ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” vẫn còn nguyên giá trị. Tự hào về truyền thống bất khuất, kiên cường của dân tộc ta, về lòng yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trước mọi kẻ thù xâm lược, đó là cội nguồn của sức mạnh nội lực trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.          

Bài viết sử dụng tư liệu Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (12/1972-12/2022) do Ban Tuyên giáo Trung ương và Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam biên soạn.

PV

相关内容
推荐内容