【kết quả bóng đá hạng 2 của đức】3 hiệp hội chăn nuôi kiến nghị điều gì?
Khởi công tổ hợp chăn nuôi,ệphộichănnuôikiếnnghịđiềugìkết quả bóng đá hạng 2 của đức chế biến thịt bò 3.000 tỷ đồng | |
Kỳ vọng mới cho các doanh nghiệp ngành chăn nuôi trong năm 2023 | |
Tự chủ nguyên liệu thức ăn chăn nuôi để “hạ nhiệt” nhập khẩu | |
8 hiệp hội kiến nghị bỏ doanh nghiệp tư nhân là đối tượng của Luật Thực hiện dân chủ tại cơ sở | |
Xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi trông đợi nhiều vào doanh nghiệp “đầu tàu” |
Theo 3 hiệp hội, hiện nay, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đang chiếm khoảng 24% trong toàn bộ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, trong khi lại không có quỹ đất rõ ràng cho chăn nuôi. Cụ thể, theo kết quả điều tra thống kê năm 2020, tổng diện tích đất nông nghiệp cả nước là 27.983.482 ha. Trong đó, đất trồng trọt 11.718.391 ha, đất lâm nghiệp 15.404.790 ha, đất nuôi trồng thủy sản 786.184 ha, đất làm muối 15.586 ha và đất nông nghiệp khác 58.532 ha. Trong khi đó, các nước trên thế giới đều dành một tỷ trọng rất lớn đất cho chăn nuôi, nhất là tại các nước châu Âu, đất đồng cỏ, cây thức ăn chăn nuôi luôn chiếm từ 50-70 % diện tích đất nông nghiệp, cá biệt như Ireland có tới trên 90% diện tích đất nông nghiệp là đồng cỏ, cây thức ăn chăn nuôi...
Bên cạnh đó, đại diện 3 hiệp hội cho biết, quỹ đất cho nhu cầu di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi vùng không được phép chăn nuôi (bao gồm: khu dân cư, nội thành, nội thị, khu công cộng, du lịch... theo quy định của Luật Chăn nuôi) là rất lớn, hạn cuối cùng phải di dời là ngày 1/1/2025. Đây được xem là "cuộc đại di dời trong sản xuất nông nghiệp" của nước ta.
Cụ thể, chỉ tính riêng tỉnh Đồng Nai, theo Quyết định số 296 ngày 24/2/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, số cơ sở chăn nuôi phải di dời của tỉnh này tính đến ngày 1/1/2025 là 3.006 cơ sở. Nếu tính mức tối thiểu diện tích trung bình cho 1 cơ sở chăn nuôi trang trại nhỏ và vừa hiện nay dao động từ 1-5 ha thì Đồng Nai phải cần từ 3.000 - 15.000 ha đất lõi để xây dựng chuồng trại (chưa tính đến không gian, đảm bảo có khoảng cách tối thiểu cho vấn đề kiểm soát môi trường, dịch bệnh theo quy định hiện hành.)
Hiện nay, tỉnh Đồng Nai và các cơ sở chăn nuôi buộc phải di dời đang gặp khó khăn lớn nhất là đất đai và mặt bằng phải đáp ứng được với yêu cầu đủ điều kiện chăn nuôi. Như vậy, nếu tính đủ nhu cầu đất đai cho việc di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực cấm chăn nuôi trên phạm vi cả nước từ nay đến năm 2025 sẽ cần đến hàng trăm ngàn ha.
3 hiệp hội trên cho rằng cần đưa vào phần giải thích từ ngữ của Luật Đất đai khái niệm làm rõ đất cho chăn nuôi tập trung để các địa phương áp dụng trong quy hoạch, vì chăn nuôi tập trung có tính đặc thù cao: “Là đất nông nghiệp, có thể xây dựng được chuồng trại lâu dài, đảm bảo yêu cầu vệ sinh phòng bệnh cho con người, vật nuôi và môi trường sinh thái...”.
"Nếu không có quy định rõ ràng thì trên thực tế các địa phương và ngành chăn nuôi sẽ không thể xử lý được những bất cập về đất đai, mặt bằng cho nhu cầu xây dựng chuồng trại, mở rộng sản xuất và hoàn thành việc di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực cấm chăn nuôi theo quy định của Luật Chăn nuôi và Luật Môi trường...", đại diện 3 hiệp hội nêu rõ.
Chăn nuôi vẫn là ngành có tiềm năng rất lớn để hướng đến XK. Ảnh: N.Thanh |
Về việc đánh giá tác động môi trường đối với cơ sở chăn nuôi, theo 3 Hiệp hội, đây là việc làm rất cần thiết, nhằm hạn chế tác động của hoạt động chăn nuôi đến môi trường, nhất là Việt Nam đã cam kết đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050, mà chăn nuôi là một trong những lĩnh vực gây tác động đáng kể đến vấn đề này, nên không thể không kiểm soát.
Tuy nhiên, việc rà soát lại các quy định về đánh giá tác động môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi thực sự phù hợp với yêu cầu và điều kiện thực tiễn Việt Nam, đảm bảo tính khả thi để người chăn nuôi thực hiện nghiêm túc sẽ mang lại hiệu quả tích cực hơn rất nhiều so với việc đưa ra những quy định quá cao mà người chăn nuôi không thể làm hoặc làm quá tốn kém, khi đó họ sẽ đối phó, càng làm cho công tác kiểm soát môi trường trở nên phức tạp và dễ phát sinh các tiêu cực.
Các hiệp hội cũng kiến nghị, việc đánh giá tác động môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi nên phân cấp cho các cơ quan chức năng quản lý môi trường ở địa phương thay vì chỉ giao cho cơ quan cấp bộ như hiện nay, vừa gây khó khăn cho cả cơ quan đánh giá vì số lượng các cơ sở chăn nuôi trên toàn quốc là rất lớn và gây khó khăn cho cả người chăn nuôi.