发布时间:2025-01-10 10:58:41 来源:88Point 作者:La liga
Ngọt ngào,soi kèo mc vs liver sâu lắng và rất ý nghĩa từ những khúc hát dân ca là cảm nhận mà nhiều người xem đánh giá tại Hội thi Nữ nhà giáo với khúc hát dân ca, do công đoàn ngành giáo dục tỉnh tổ chức. Hội thi thêm một lần nữa giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa nghệ thuật truyền thống của dân tộc.
Tiết mục “Câu hò điệu lý còn đây” của Trường THPT Vị Thủy.
Hấp dẫn, ấn tượng là tiết mục “Ru con” của cô Trần Thị Thùy Tiên, giáo viên Trường THPT Lương Thế Vinh, huyện Phụng Hiệp. Với giọng hát đặc trưng của người
Hay tiết mục đơn ca “Đêm Gành Hào nhớ điệu hoài lang” do cô Phạm Thị Thu Lan, Trường THPT Tầm Vu, huyện Châu Thành A, thể hiện. Với giọng hát trầm buồn, gương mặt biểu cảm sự thiết tha, khắc khoải. Tiết mục tuy không có múa diễn phụ đạo, chỉ tập trung thể hiện bằng lời hát, nhưng cô Lan đã thu hút sự chú ý của người xem bằng chính giọng hát truyền cảm tái hiện lại nỗi nhớ mong của người vợ, khi đêm nghe tiếng trống nhớ thương chồng nơi xa đậm nét.
Vui tươi, đặc sắc là tiết mục dân ca “Phải lòng con gái Bến Tre”, của cô Nguyễn Ngọc Gương, giáo viên Trường THPT Chuyên Vị Thanh. Với việc bố trí hoạt cảnh tươi vui của cặp đôi trai gái gặp nhau trên phà, kết hợp giọng ca trong sáng, ngọt ngào, lời bài hát với những đại từ nhân xưng “qua”, “bậu” tuy là cách gọi xưa nhưng lại là những lời tán tỉnh khá dễ thương của chàng trai với một cô gái Bến Tre. Đặc biệt, lời bài hát nhắc đến nhiều địa danh nổi tiếng: Phà Rạch Miễu, Cù Lao Ốc, chợ Giữa… đã trở thành “thương hiệu” tạo nên cốt cách, diện mạo của con người Bến Tre. Hay tiết mục “Câu hò điệu lý còn đây” của Trường THPT Vị Thủy, “Nỗi buồn mẹ tôi” của Trường THPT Tân Phú…
Đam mê và tâm huyết với thể loại nhạc mình yêu thích, cô Huỳnh Thị Thúy Yến, giáo viên dạy ngữ văn, thí sinh dự thi của Trường THPT Châu Thành A, huyện Châu Thành A, cho biết: “Tôi rất thích nghe và hát những khúc hát dân ca. Bởi, những khúc nhạc rất gần gũi với đời sống hàng ngày, thể hiện nét đẹp văn hóa đặc trưng của từng vùng miền. Từ sự yêu thích với âm nhạc, tôi lồng ghép vào trong từng bài học ngữ văn cụ thể để giới thiệu đến các em học sinh yêu và gìn giữ những câu hát dân ca truyền thống dân tộc”. Từ sự đam mê đó, cô Yến đã tạo nét riêng rất thú vị trong bài hát “Thương lắm miền Tây”.
Và tạm gác lại vẻ trang nghiêm trong những giờ đến lớp, các nữ nhà giáo trình diễn tự tin, ngọt ngào với những điệu múa uyển chuyển làm say đắm lòng người. Bên cạnh những bài hát ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước, các nữ nhà giáo còn khéo léo lựa chọn những bài hát dân ca được đúc kết từ những kinh nghiệm sống, dạy con người về nết ăn, nết ở, dạy cách đối nhân xử thế, dạy làm người... Các tiết mục dự thi được các trường đầu tư dàn dựng công phu, trang phục nghiêm túc, nội dung chất lượng. Những bài hát lựa chọn đều thể hiện rõ âm hưởng dân ca của ba miền đất nước, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, ngập tràn cảm xúc cho người xem.
Ông Võ Quốc Thoại, Chủ tịch công đoàn ngành giáo dục và đào tạo, cho biết: “Điều đáng ghi nhận trong hội thi lần này chính là sự tâm huyết và mong muốn được truyền tải những khúc hát dân ca đến với mọi người của mỗi nữ nhà giáo. Đây không chỉ là sân chơi nghệ thuật ý nghĩa mà từ hội thi này, mỗi nữ nhà giáo sẽ càng ý thức hơn nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc phát huy và lưu giữ nét đẹp văn hóa âm nhạc truyền thống cho mỗi học sinh. Từ những lời dân ca, kết hợp phù hợp trong từng bài giảng không chỉ thu hút học sinh đam mê học tập mà còn tạo thêm điều kiện để các em nâng cao tình cảm gia đình, tình quê hương đất nước”.
Bài, ảnh: CAO OANH
相关文章
随便看看