您现在的位置是:Nhà cái uy tín >>正文

【bóng đá nhật】Bước ngoặt đối với triển vọng kinh tế toàn cầu

Nhà cái uy tín7人已围观

简介Sự phục hồi của Trung Quốc sẽ “cứu nguy” cho kinh tế toàn cầuChìa khóa để kinh tế châu Á vượt qua su ...

Sự phục hồi của Trung Quốc sẽ “cứu nguy” cho kinh tế toàn cầu
Chìa khóa để kinh tế châu Á vượt qua suy thoái toàn cầu năm 2023
Triển vọng kinh tế ASEAN năm 2023: Tăng trưởng không đồng đều
Trung Quốc mở cửa lại kinh tế mang đến tín hiệu tích cực cho toàn cầu.
Trung Quốc mở cửa lại kinh tế mang đến tín hiệu tích cực cho toàn cầu.

Các dự báo mới nhất của IMF cho thấy tăng trưởng toàn cầu chậm lại ở mức 2,9% trong năm nay và tăng nhẹ lên mức khiêm tốn 3,1% vào năm 2024. Tuy nhiên, chính các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển mới là nguồn động lực cho nền kinh tế toàn cầu. Trong giai đoạn 2021-2024, tỷ trọng tăng trưởng toàn cầu của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển lớn nhất sẽ tăng từ 63% lên hơn 80%. Theo đó, tỷ trọng của các nền kinh tế tiên tiến sẽ gần như giảm một nửa xuống dưới 20% .

Với xuất phát điểm thấp, GDP của Ấn Độ vẫn chỉ bằng 1/8 so với Mỹ và tốc độ tăng trưởng của nước này hiện đang chậm lại từ mức tăng trưởng 7% dự kiến xuống còn 6,8% trong tài khóa 2023-2024 do suy thoái toàn cầu ảnh hưởng đến xuất khẩu. Tuy nhiên, GDP của Trung Quốc đã bằng 3/4 GDP của Mỹ và tốc độ tăng trưởng năm nay ở Đại lục (5,8-6,5%) có thể nhanh gần bằng tốc độ tăng trưởng của Ấn Độ (6-6,8%). Trung Quốc cùng Ấn Độ có khả năng chiếm gần 1/3 tăng trưởng toàn cầu trong năm 2023, trong khi các nước phát triển đối mặt với dấu hiệu suy thoái. Tỷ trọng tăng trưởng toàn cầu của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển sẽ tăng dần, trong khi tỷ trọng của nền kinh tế các nước phát triển sẽ tiếp tục giảm trong bối cảnh trì trệ lâu dài.

Triển vọng kinh tế toàn cầu càng bị ảnh hưởng bởi các chính sách tiền tệ thiếu khôn ngoan của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), đặc biệt là kể từ mùa Thu năm 2021. Trong cuộc họp vào tháng 2, FED đã tăng lãi suất lên 4,5-4,8%, đẩy chi phí đi vay lên mức cao nhất kể từ năm 2007. Gần đây, Chủ tịch FED Jerome Powell tiếp tục cảnh báo về việc tăng lãi suất nhiều hơn và dường như đang hướng tới mức lãi suất 5,25-5,5%, đe dọa nguy cơ suy thoái. Gần đây, chứng khoán Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong một tháng với chỉ số S&P 500 dưới 4.000. Dù lãi suất ở mức gần 5%, tỷ lệ lạm phát đã tăng vọt lên gần 10% vào mùa Hè năm 2022, trước khi giảm xuống còn 6,4% vào tháng 1/2023.

Tại châu Âu, khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã “cho thấy khả năng phục hồi kinh tế đáng kể trước những tác động của cuộc chiến ở Ukraine. Lạm phát giá tiêu dùng tăng nhẹ lên mức 8,6% so với cùng kỳ vào tháng 1, thấp hơn đáng kể so với mức đỉnh 11,1% trong tháng 11/2022 nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

Tại Nhật Bản, lạm phát ở mức âm cho đến mùa Thu năm 2021. Đến tháng 1/2023, lạm phát đã tăng vọt lên 4,2%; mức tăng lớn nhất kể từ tháng 9/1981. Lạm phát cơ bản cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) trong 9 tháng liên tiếp, chủ yếu là do chi phí nhiên liệu và nguyên liệu thô tiếp tục tăng.

Tại Trung Quốc, chỉ số lạm phát chỉ tăng lên 2,1% trong tháng 1/2023. Có dự báo giá thực phẩm sẽ tăng vọt và giá các mặt hàng khác cũng sẽ tăng cao hơn sau tết Nguyên đán và sau khi nước này dỡ bỏ các biện pháp phòng chống dịch song tỷ lệ lạm phát vẫn chỉ bằng một nửa so với Nhật Bản, 1/3 so với Mỹ và 1/5 so với khu vực Eurozone.

Với tình trạng trì trệ ngày càng lan rộng, tăng trưởng kinh tế dài hạn ở các nền kinh tế phát triển thậm chí sẽ lùi dần về 0. Có lẽ đó là lý do tại sao các nước lớn hiện tại có xu hướng vận dụng địa chính trị và sức mạnh quân sự.

Tags:

相关文章