【alectico vs】Ông Dương Trung Quốc: Chúng tôi không vinh danh người sống

时间:2025-01-11 06:54:11来源:88Point 作者:Thể thao

- Liên quan đến thông tin chương trình “Vinh quang Việt Nam 2015” ngày 16/8 vinh danh “thầy bói” Phan Bá Huỳnh,ÔngDươngTrungQuốcChúngtôikhôngvinhdanhngườisốalectico vs người từng bị công an địa phương xử phạt hành chính vì hành nghề mê tín dị đoan, nhà sử học Dương Trung Quốc khẳng định ban tổ chức không vinh danh ông Huỳnh.

Ông Dương Trung Quốc là người đại diện Hội Khoa học lịch sử Việt Nam (một trong các đơn vị tổ chức chương trình này) trực tiếp trao tặng tượng Thánh Gióng cho ông Huỳnh.

Trao đổi với VietNamNet, ông Quốc cho biết, hai quà tặng mà ông Huỳnh được trao tặng không phải là bằng khen và tặng phẩm cho người được vinh danh mà chỉ là bằng chứng nhận ông Huỳnh được sở hữu tượng Thánh Gióng - vật phẩm của ban tổ chức, để tri ân những người hỗ trợ chương trình.

{ keywords}

Ông Dương Trung Quốc trao chứng nhận cho ông Phan Bá Huỳnh

Tri ân không cần danh phận, thành tích

Thưa ông, vì sao ông Phan Bá Huỳnh lại tham gia chương trình này và ông ấy tham gia với tư cách như thế nào, có phải ông ấy được vinh danh như là tấm gương điển hình tiên tiến?

Về vụ việc trong chương trình “Vinh quang Việt Nam 2015” có sự tham gia của ông Huỳnh là sự kiện kỷ niệm 70 năm Quốc khánh, chúng tôi tạo tác vật phẩm mới có biểu trưng Quốc huy để tôn vinh nhưng không phải cho cá nhân mà tặng cho các địa đầu trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc như Hà Giang, Lũng Cú, Móng Cái - Quảng Ninh, Hoàng Sa, Trường Sa, Cà Mau, Hà Nội…

Người nhận là đại diện cho các địa phương ấy, trong đó có hai đại diện của lực lượng vũ trang.

Phần thứ 2 của chương trình là tri ân những người ủng hộ chúng tôi, trong đó có ông Huỳnh. Chúng tôi trao giấy chứng nhận sở hữu hiện vật tượng Thánh Gióng chứ không phải tặng bằng khen vinh danh. Hiện vật này cũng không giống với hiện vật cho những người được tôn vinh trước đó.

Hội Sử học từ rất lâu đã tổ chức các sự kiện và có một nguyên tắc mang tính nghề nghiệp “không bao giờ tôn vinh những người đang sống và không tham gia đánh giá những người đang sống mà chủ yếu tôn vinh những người đã khuất”.

Bên cạnh hình thức khá phổ biến nhiều nơi hay làm là tìm những nguồn tài trợ của nhà nước hoặc của doanh nghiệp thì chúng tôi muốn làm các sự kiện của mình dựa vào sự ủng hộ của đông đảo công chúng. Chính vì vậy chúng tôi không phân biệt ai.

Nhưng sau khi xem chương trình, không ít người, nhất là chính quyền và người dân nơi ông Huỳnh ở khá bất ngờ và có phần bức xúc?

Phải chăng xã hội quen với cách suy nghĩ đơn giản, cứ nghĩ lên tivi phải là người có thành tích nào đó. Rõ ràng trong sự kiện vừa rồi hai cách trao tặng khác nhau, một là lễ trang trọng, hai là thể hiện sự tri ân đối với những người tham gia đóng góp. Chúng tôi không phải lựa chọn những người xứng đáng mà chỉ tập hợp những người đồng hành với chúng tôi.

Vì thế nên nguyên tắc của chúng tôi không quan tâm nhiều đến danh phận, đến thành tích. Cho nên có người đóng góp rơi vào trường hợp như ông Huỳnh. Cho dù, ông ấy có là thầy bói và trước đó có bị xử phạt hành chính thì ông ấy cũng là một công dân có đồng thuận với chúng tôi thì chúng tôi tôn trọng.

Còn việc ông ấy hành nghiệp ở địa phương như thế nào, có làm gì vi phạm luật pháp thì nhà nước xử lý, đấy không phải việc của chúng tôi, làm sao tôi biết được. Chúng tôi đâu phải lựa chọn công dân gương mẫu, xuất sắc đâu. Đương nhiên đứng về góc độ là nhà tổ chức chúng tôi cũng lấy làm tiếc.

Người càng bình thường tham gia càng tốt

Khi báo chí đến nhà ông Huỳnh để xác minh sự việc có chứng kiến cảnh ông ấy đang làm lễ nhập hồn cho tượng Thánh Gióng của chương trình trao tặng?

Nếu ông nhập hồn như vậy tôi lại cho ông ấy là người có tâm linh. Còn việc hành xử làm ảnh hưởng đến đời sống xã hội thì đấy là thuộc về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước.

Chúng tôi quan tâm đến những người càng bình thường tham gia càng tốt. Một thầy bói tham gia đóng góp một sự kiện như vậy thì có điều gì là xấu?

{ keywords}

Bằng chứng nhận ban tổ chức trao cho ông Huỳnh. Ảnh: Công an TP.HCM

Như ông nói, chỉ cần người đóng góp đồng thuận là được tham gia sự kiện và được tri ân, như vậy chẳng may có trường hợp lợi dụng sự thông thoáng này bỏ tiền mua danh làm việc bất chính thì sao?

Đấy là việc của họ. Điều quan trọng là họ lợi dụng làm gì, nếu làm chuyện phi pháp thì đã có pháp luật xử lý. Tại sao chúng tôi phải tham gia chuyện đó.

Ông Huỳnh đã hỗ trợ chương trình bằng cách nào?

Họ bỏ tiền ra hỗ trợ. Chúng tôi sử dụng một phần tiền họ hỗ trợ để tổ chức sự kiện chứ chúng tôi không dùng tiền nhà nước. Vì thế chúng tôi sử dụng qua một công ty truyền thông với yêu cầu: sản phẩm, sản vật phải có chất lượng cao; làm nghiêm túc trong cả quá trình; những gì liên quan đến kinh tế phải minh bạch, đúng pháp luật và cuối cùng nếu có hiệu quả kinh tế thì quan tâm làm từ thiện.

Chúng tôi chả có gì phải giấu

Trong số những người hỗ trợ chương trình lần này, có nhiều người dân bình thường tham gia không, thưa ông?

Phần lớn là người dân bình thường và cũng có doanh nghiệp. Đấy là quyền lựa chọn của người ta, chúng tôi không phân biệt ai. Vì chúng tôi không tôn vinh họ.

Qua sự việc này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến uy tín chương trình cũng như những người đứng ra tổ chức. Ông có suy nghĩ gì?

Tôi chỉ mong là mọi người hiểu rõ: Chúng tôi làm sai là làm sai, còn không làm sai là không làm sai. Áp lực dư luận xã hội là điều mình phải chấp nhận. Chính vì vậy tôi rất mong các bạn thông tin đầy đủ và hết sức khách quan sự việc này.

Thậm chí các bạn hỏi thẳng tôi làm sự việc này có tiền không, tôi cũng sẵn sàng trả lời: Tôi được 20 triệu trong 6 tháng. 20 triệu này tôi mua 2 máy tính tặng cho một nhà tù trong chương trình của tôi.

Chúng tôi chả có gì phải giấu cả.

Thu Hằng

相关内容
推荐内容