【ti so aston】Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) gỡ vướng cho đấu thầu mua sắm thuốc, vật tư y tế
Vật tư y tế hơn 1.000 tỷ đồng được đấu thầu qua mạng | |
Luôn công khai,ựthảoLuậtĐấuthầusửađổigỡvướngchođấuthầumuasắmthuốcvậttưytếti so aston minh bạch việc đấu thầu hàng dự trữ quốc gia | |
Hành vi “thông thầu”, gian lận trong đấu thầu vẫn diễn biến phức tạp, tinh vi |
Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi). Ảnh: Quochoi.vn |
Hạn chế sai phạm, trục lợi tài sản công
Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh nêu rõ, dự thảo Luật được hoàn thiện theo hướng rà soát, chỉnh lý phạm vi, đối tượng áp dụng luật, quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa các luật có liên quan; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đấu thầu, đặc biệt là vướng mắc trong đấu thầu mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư y tế; quy định rõ các hành vi bị cấm, các ưu đãi đối với doanh nghiệp trong nước, nâng cao tính cạnh tranh, công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế trong hoạt động đấu thầu...
Về các nội dung cụ thể của Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không bãi bỏ các hình thức, phương thức lựa chọn nhà thầu đã được áp dụng ổn định trong thời gian qua để tránh các xáo trộn không cần thiết. Bởi trong những năm qua, việc thực thi Luật Đấu thầu đã có tác động tích cực góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực ngân sách nhà nước, nguồn thu hợp pháp của các đơn vị sự nghiệp công lập, vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước (DNNN), đồng thời tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các nhà cung cấp, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển lành mạnh.
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo cơ quan thẩm tra dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, nghiên cứu hoàn thiện quy định của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) về các trường hợp, điều kiện tổ chức đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất cũng như cơ chế bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư… để bảo đảm tính khả thi, thống nhất và đồng bộ trong hệ thống pháp luật.
Bên cạnh đó, thực tế trong hoạt động đấu thầu đã xảy ra một số vụ việc sai phạm, tiêu cực, một số tổ chức, cá nhân đã có các hành vi cố tình “thông thầu”, vi phạm điều cấm của Luật Đấu thầu, dẫn đến thất thoát, thiệt hại nghiêm trọng tài sản nhà nước.
Nên trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật này, cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo đã nỗ lực rà soát kỹ lưỡng, thận trọng để quy định rõ ràng, chặt chẽ hơn, nhất là các nội dung về thẩm quyền, trách nhiệm của các bên, các hành vi bị cấm và biện pháp xử lý… để tăng cường quản lý, bảo đảm tính chặt chẽ trong các quy định của Luật, góp phần hạn chế những hành vi sai phạm, trục lợi, gây thiệt hại đến tài sản công.
Phải bảo đảm quản lý nhà nước
Phát biểu ý kiến tham luận về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi) tại phiên họp, đại biểu Trần Khánh Thu (đoàn Thái Bình) cho biết, dự thảo Luật đã tiếp thu cơ bản ý kiến góp ý của các đại biểu Quốc hội và đảm bảo đồng bộ với các luật khác có liên quan.
Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong các hoạt động động đấu thầu trong thời gian tới, đại biểu Trần Khánh Thu góp ý một số vấn đề liên quan đến phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của dự thảo Luật. Đại biểu đề nghị làm rõ một số nội dụng liên quan đến Khoản 1, Điều 2 của dự thảo Luật, đang quy định việc đấu thầu sẽ áp dụng đối với các hoạt động mua sắm có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn từ nguồn thu hợp pháp theo quy định pháp luật của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
Liên quan đến chỉ định thầu, đại biểu Nguyễn Hữu Chính (đoàn Hà Nội) bày tỏ nhất trí với quy định tại Điều 23 dự thảo Luật về các trường hợp được chỉ định thầu, trong đó bổ sung trường hợp gói thầu cung cấp thuốc, hóa chất, thiết bị y tế để cấp cứu người bệnh trong trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đủ thuốc, hóa chất, thiết bị y tế. Theo đại biểu, đây là giải pháp kịp thời đối với các trường hợp cấp bách, nhưng để tránh bị lạm dụng thì cần cân nhắc và quy định chi tiết tiêu chí, điều kiện áp dụng, hình thức chỉ định thầu.
Trong khi đó, đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Quảng Nam) đề nghị cân nhắc quy định chỉ định thầu đối với gói thầu thuộc dự án quan trọng quốc gia áp dụng hình thức chỉ định thầu theo nghị quyết của Quốc hội. Hơn nữa, đại biểu cho rằng cần các quy định để đảm bảo không thất thoát tiền bạc của nhà nước, đảm bảo công khai, minh bạch, nhưng cũng đảm bảo quyền định đoạt tài sản, tính linh hoạt, khuyến khích xã hội hóa trong đấu thầu.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu giải trình. Ảnh: Quochoi.vn |
Tiếp thu các ý kiến của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chia sẻ, Luật Đấu thầu là dự án luật khó trong quan điểm chính sách và kỹ thuật lập pháp. Bởi Luật vừa phải giải quyết vướng mắc phát sinh vừa phải tạo được điều kiện thuận lợi cho đấu thầu, vừa nâng cao hiệu quả công tác quản lý. Nếu quản lý chặt quá thì khiến mất tự chủ, gây khó khăn ách tắc, nhưng nếu lỏng quá thì không bảo đảm quản lý nhà nước.
Về phạm vi điều chỉnh của Luật đối với hoạt động lựa chọn nhà thầu sử dụng vốn của nhà nước, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, hiện có 2 luồng ý kiến và có 2 phương án. Trong đó, phương án của Chính phủ là: Luật chỉ áp dụng đối với DNNN thuộc đối tượng theo quy định tại Khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp và không áp dụng đối với các trường hợp lựa chọn nhà thầu dự án có sử dụng vốn nhà nước từ 30% vốn trở lên hoặc dưới 30% vốn. Tuy nhiên, một số đại biểu thì lại cho rằng quy định như vậy chưa đảm bảo quản lý chặt chẽ vốn nhà nước vì nhiều gói thầu của các công ty con DNNN sẽ không phải đấu thầu.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải, phương án của Chính phủ sẽ không làm thu hẹp phạm vi áp dụng của Luật và vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn nhà nước. Mặt khác, DNNN phải có trách nhiệm bảo toàn sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Nhà nước không can thiệp vào các hoạt động đầu tư kinh doanh của DNNN tại các doanh nghiệp khác và phải bảo đảm DNNN hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí để đánh giá, đảm bảo tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cạnh tranh bình đẳng theo luật pháp.
相关文章
Nhận định, soi kèo Angers vs Brest, 21h00 ngày 5/1: Chủ nhà phá dớp
Nhận định bóng đá Angers vs Brest hôm nayAngers tiếp đón Brest trên2025-01-09Chứng khoán phái sinh: Các hợp đồng duy trì đà giảm trước sức ép của bên bán
Trên thị trường chứng khoán phái sinh phiên giao dịch ngày 20/10, các hợp đồng tương lai tiếp tục đó2025-01-09Nhiều mô hình “Dân vận khéo” thiết thực
Thủ trưởng Bộ CHQS tỉnh chia sẻ niềm vui với các gia đình khó khăn của xã Hồng Thủy, huyện A Lưới k2025-01-09Tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị định 21 về khu vực phòng thủ
Diễn tập khu vực phòng thủ năm 2023 tại huyện A Lưới 5 năm qua, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân và lự2025-01-09Chủ tịch Hội phụ nữ tận tâm, trách nhiệm
Những năm gần đây, phong trào thi đua (PTTĐ), công tác Hội Phụ nữ (PN) huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An2025-01-09Tôn vinh 31 tập thể và 25 cá nhân điển hình tiên tiến trong phong trào Thi đua Quyết thắng
Tặng bằng khen cho các tập thể điển hình trong phong trào thi đua quyết thắng Tham dự, có Thiếu tướn2025-01-09
最新评论