【nhận định c1 châu âu】Bộ trưởng Bộ Tài chính: Chính phủ muốn tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách của TP.Hồ Chí Minh
“Tỉ lệ điều tiết 21% dù chưa đáp ứng như đề nghị là 23% nhưng trong bối cảnh tác động rất lớn của Covid-19,ộtrưởngBộTàichínhChínhphủmuốntăngtỉlệđiềutiếtngânsáchcủaTPHồChínhận định c1 châu âu cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) nói chung và ngân sách trung ương (NSTƯ) nói riêng rất khó khăn. TP.Hồ Chí Minh cần chia sẻ khó khăn chung của cả nước” - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu quan điểm khi trao đổi với phóng viên.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc |
Tăng tỉ lệ điều tiết cho TP.Hồ Chí Minh
* PV:Thưa Bộ trưởng, trong giai đoạn ổn định ngân sách tới đây, Bộ Tài chính dự kiến báo cáo Chính phủ trình Quốc hội tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách cho TP.Hồ Chí Minh (TP.HCM) như thế nào?
- Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Nghị quyết 122/2020 của Quốc hội đã quyết định, năm 2022 là năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách. Điều đó có nghĩa là dự toán ngân sách năm 2022, Quốc hội sẽ quyết định tỉ lệ điều tiết và số bổ sung từ NSTƯ cho ngân sách của từng địa phương, trong đó có TP.HCM để áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách tiếp theo.
Tuy nhiên, năm 2021 và 2022 có biến động bất thường do tác động của dịch Covid-19, ảnh hưởng đến cân đối thu chi NSNN. Vì vậy, trong báo cáo dự toán NSNN và phân bổ NSTƯ năm 2022, Chính phủ trình Quốc hội là xác định tỉ lệ điều tiết và số bổ sung cân đối cho ngân sách địa phương áp dụng riêng cho năm 2022 và sẽ xác định lại tỉ lệ điều tiết, số bổ sung cân đối trong giai đoạn 2023-2025 sau khi tình hình đi vào ổn định.
Thực hiện quy định của Luật NSNN, dự toán thu ngân sách trên địa bàn TP.HCM năm 2022 được xây dựng trên cơ sở pháp luật thuế, phí, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn TP, dự toán chi ngân sách TP năm 2022 tính theo nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ tại Nghị quyết 973/2020 và Nghị quyết 01/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì tỉ lệ điều tiết của TP.HCM là 19%.
Căn cứ khả năng cân đối NSTƯ năm 2022, Chính phủ đã trình Quốc hội bổ sung 4.919 tỷ đồng (chi đầu tư phát triển là 4.783 tỷ đồng, chi thường xuyên là 136 tỷ đồng), theo đó tỉ lệ điều tiết của TP năm 2022 là 21%, tăng 3% so giai đoạn trước (18%).
* PV: Giai đoạn ổn định ngân sách vừa qua, tỉ lệ điều tiết ngân sách cho TP.HCM được Quốc hội rút xuống còn 18%. Theo Bộ trưởng, điều này ảnh hưởng thế nào tới sự phát triển, chủ động ngân sách trong việc thu hút nguồn lực của TP.HCM?
- Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Tỉ lệ điều tiết của ngân sách TP.HCM giai đoạn 2011-2016 tính theo định mức phân bổ là 20%; để tỉ lệ điều tiết không giảm lớn, Chính phủ đã trình Quốc hội bổ sung 2.859tỷ đồng để tỉ lệ điều tiết là 23%.
Giai đoạn 2017-2021, tính theo định mức phân bổ là 17%, Chính phủ đã trình Quốc hội bổ sung 1.823tỉ đồng để tỉ lệ điều tiết là 18%.
Chúng tôi rất chia sẻ với TP.HCM. Việc tỉ lệ điều tiết giảm trong các giai đoạn ổn định ngân sách vừa qua là theo đúng quy định của Luật NSNN nhưng vẫn đảm bảo mức ngân sách của TP.HCM giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước, không để ảnh hưởng đến cân đối nguồn lực của địa phương.
Bên cạnh đó, khi xây dựng cơ chế cũng như trong cân đối NSNN, chúng tôi đều hướng tới tạo các chính sách đặc thù thêm cho TP.HCM để có điều kiện phát triển và chủ động.
Ví dụ như Chính phủ đã trình Quốc hội ban hành Nghị quyết 54/2017 trong đó có nhiều cơ chế đặc thù về tài chính - ngân sách; ủng hộ TP trong việc cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh, đối thoại doanh nghiệp, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc; ủng hộ và hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng khu công nghệ cao, có những cơ chế đặc thù để thu hút các tập đoàn hàng đầu thế giới vào đầu tư và kinh doanh tại đây...
Dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách năm 2022 sẽ được Quốc hội thảo luận trong tuần này. Trong ảnh: Hoạt động sản xuất tại một Công ty may mặc ở TP.HCM. Ảnh: Nguyệt Nhi |
*PV:Theo Bộ trưởng, tỉ lệ 18% để lại những bài học gì cho việc dự toán ngân sách đối với các địa phương có điều kiện tương đồng như TP.HCM, rộng ra là đối với 16 địa phương có điều tiết về trung ương?
- Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Hiến pháp 2013 quy định Quốc hội quyết định về ngân sách và NSTƯ giữ vai trò chủ đạo. Luật NSNN quy định việc điều tiết về NSTƯ sau một thời kỳ ổn định thì phải tăng tỉ lệ nộp về trung ương. Ngược lại các địa phương nhận ngân sách từ trung ương sau một thời kỳ ổn định thì giảm tỉ lệ nhận về.
Đó là nguyên tắc chung để NSTƯ giữ vai trò chủ đạo, đồng thời tạo sự chủ động cho ngân sách địa phương, qua đó đánh giá mức độ phân đấu và phát triển của các địa phương, tạo động lực để địa phương chủ động thu hút đầu tư, giải phóng nguồn lực, tạo động lực để sản xuất, kinh doanh phát triển.
Đất nước ta có 63 tỉnh, thành với diện tích, dân số, đặc điểm địa lý, điều kiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội... rất khác nhau; nhất là sự khác biệt về tiềm năng phát triển và quy mô kinh tế. Điều này kéo theo đó là khả năng thu NSNN rất khác nhau.
Cụ thể là thu NSNN trên địa bàn của riêng TP Hà Nội và TP.HCM đã chiếm gần 50% tổng số thu cả nước. Nếu tính chung cả 16 địa phương trọng điểm thu thì số thu chiếm tới khoảng 80% tổng số thu ngân sách của cả nước.
Trong khi đó, chúng ta lại có những địa phương là địa bàn khó khăn, biên giới, hải đảo... thu NSNN cả năm chưa bằng số thu bình quân một ngày của TP.HCM. Do đó, NSNN phải cân đối, hỗ trợ các địa phương vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Chúng ta cũng phải chấp nhận một thực tế nữa là trong khi khuyến khích phát triển đầu tư, tạo cơ chế cho các trọng điểm kinh tế thì phải có trách nhiệm với các địa phương khó khăn, không để khoảng cách phát triển giữa các địa phương, vùng miền quá lớn.
Hiện chúng ta phát triển kinh tế thị trường, định hướng XHCN, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc, an sinh, công bằng xã hội. Để thực hiện điều này thì phải có cơ chế phân phối lại nguồn lực NSNN hợp lý, tính lại tỉ lệ điều tiết, số bổ sung cân đối cho các địa phương sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách.
Chúng tôi nói như vậy để chia sẻ với TP.HCM và địa phương khác có kinh tế phát triển chia sẻ chung với trung ương và với 47 địa phương.
Sử dụng ngân sách tập trung vào ba lĩnh vực
*PV: Vậy theo Bộ trưởng, TP.HCM tận dụng việc tăng tỉ lệ điều tiết năm 2022 và giai đoạn tới như thế nào? TP nên tập trung vào những lĩnh vực nào để đầu tư dẫn dắt sự phát triển?
- Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Như chúng tôi đã nói ở trên, Chính phủ đã trình Quốc hội tỉ lệ điều tiết của TP.HCM năm 2022 là 21%, tăng 3% so với giai đoạn trước và sẽ xác định lại tỉ lệ điều tiết giai đoạn 2023-2025 sau khi tình hình đi vào ổn định. Hiện nay, Quốc hội đã, đang thảo luận và quyết định trong tuần này.
TP.HCM là trung tâm kinh tế, là đầu tàu kinh tế của cả nước, Đảng, Nhà nước đã có cơ chế đặc thù nhằm chủ động, sáng tạo, khai thác tiềm năng để phát triển. Theo tôi, tập trung đột phá vào ba lĩnh vực nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, công nghệ cao, cải thiện và hoàn thiện thể chế, sử dụng ngân sách vào những lĩnh vực, dự án để tạo đột phá phát triển. Lấy đầu tư công lôi kéo, thu hút đầu tư tư.
Chúng tôi tin là TP.HCM sẽ chủ động, sáng tạo trong việc phân bổ và sử dụng ngân sách có hiệu quả cao nhất.
*PV: Đã có thời kỳ TP.HCM được hưởng tỉ lệ điều tiết tới 33%. Theo Bộ trưởng, đến khi nào thì TP.HCM được hưởng lại tỉ lệ điều tiết ấy?
- Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Thời kỳ 2000-2003, tỉ lệ điều tiết của TP.HCM là 33% được tính toán theo quy định Luật NSNN năm 1996 và Luật NSNN sửa đổi, bổ sung năm 1998. Phạm vi các khoản thu phân chia giữa NSTƯ và ngân sách TP không có khoản thu thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa, dịch vụ trong nước (khoản thu này NSTƯ hưởng 100%).
Theo quy định của Luật NSNN hiện hành, đây là khoản phân chia giữa NSTƯ và ngân sách địa phương. Qua gần 20 năm quy mô thu ngân sách TP đã tăng lên nhiều lần. Do vậy việc so sánh tỉ lệ điều tiết hiện nay với giai đoạn 2000-2023 là không đồng nhất về phạm vi.
Mặt khác, chúng tôi cho rằng việc xác định tỉ lệ điều tiết và số bổ sung từ NSTƯ cho ngân sách địa phương, trong đó có TP.HCM trong các thời kỳ tiếp theo, phải tuân thủ các quy định của Luật NSNN, pháp luật liên quan, khả năng cân đối của NSTƯ và đảm bảo nguồn lực cho TP thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
*PV: Những tỉnh, thành có điều tiết ngân sách về trung ương trong tương lai có được tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách trở lại hay không? Và nếu được như vậy thì trách nhiệm của họ đối với các vùng phát triển, với quốc gia sẽ được đặt ra như thế nào?
- Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Phân cấp quản lý NSNN, tỉ lệ điều tiết và số bổ sung theo Luật NSNN, đảm bảo nguồn lực để đất nước phát triển nhanh, mạnh và toàn diện với kinh tế phát triển, quốc phòng, an ninh, đời sống người dân được nâng cao. Thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Bộ Tài chính đang tham mưu cho Ban cán sự đảng Chính phủ trình Bộ Chính trị về đề án “Đối với cơ chế phân cấp quản lý, phân bổ NSNN để bảo đảm vai trò chủ đạo của NSTƯ và chủ động của ngân sách địa phương, các cơ quan, đơn vị có liên quan”. Chúng tôi sẽ báo cáo Chính phủ, để Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi Luật NSNN hiện hành.
Việc hoàn thiện thể chế pháp luật tài chính sẽ tạo điều kiện để các địa phương chủ động khai thác nguồn lực, tiềm năng, tăng thu ngân sách, đồng thời có ngân sách để chi đầu tư phát triển ngày càng tăng, thu hút đầu tư tư nhân ngày càng mạnh mẽ để phát triển kinh tế. Vì vậy, vấn đề cơ bản không phải là mức hưởng tỉ lệ điều tiết bao nhiêu mà là ngân sách để chi trong năm tài khóa ngày càng cao, đảm bảo nhiệm vụ chi của địa phương ngày càng đáp ứng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
*PV: Xin cảm ơn Bộ trưởng!
(责任编辑:Thể thao)
- Lao động mất việc được dùng sổ BHXH vay tiêu dùng?
- Lịch sử ra đời Ngày Khoa học công nghệ Việt Nam
- Phải đảm bảo công bằng giữa doanh nghiệp Anh và doanh nghiệp Việt trên nền tảng YouTube
- Nợ tiền bảo hiểm: 2 doanh nghiệp lọt tốp đầu, tổng nợ hơn 10 tỷ đồng
- Khởi tố vụ án hai ô tô tông nhau ở Đồng Nai khiến 4 người chết
- 9 số điện thoại đường dây nóng nhận phản ánh về giao thông dịp nghỉ lễ 2/9
- Phát triển phương pháp tái chế rác thải nhựa mới
- Thế hệ trẻ đóng góp nhiều sáng kiến thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra các nhiệm vụ khoa học công nghệ
- Mỹ cáo buộc Triều Tiên tiến hành các vụ tấn công mạng từ năm 2009
- Tín dụng vào bất động sản sẽ được ưu tiên cho đối tượng nào?
- Công ty Sức khỏe và Sắc đẹp Thái Tâm tổ chức khám chữa bệnh không có giấy phép bị xử phạt
- Đồng Tháp: Triển khai Chương trình Khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới đến năm 2025
-
Tàu thăm dò Parker của NASA lập dấu mốc lịch sử
Tàu thăm dò của NASA tiến sát Mặt Trời. (Nguồn: AP)Ngày 24/12, tàu tiên phong thăm dò Mặt Trời Parke ...[详细] -
Nhận diện một số nút thắt gây trì trệ trong đổi mới và phát triển khoa học và công nghệ
Tình trạng trì trệ trong đổi mới và phát triển KH&CNCó những ...[详细] -
Chuyên gia AI Viettel giành giải Nhất với giải pháp phát hiện ung thư tuyến vú
Trung tâm Không gian mạng Viettel là đơn vị thành viên của Tập đo&ag ...[详细] -
Cần nỗ lực lớn hơn trong việc cải thiện năng suất lao động
Thảo luận về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội s&aa ...[详细] -
35 công ty doanh thu cao nhất thế giới năm 2024
Đồ thị các công ty có doanh thu lớn nhất thế giới.Đứng đầu danh sách là Walmart, công ty bán lẻ lớn ...[详细] -
Nghiên cứu xây dựng hành lang pháp lý và đạo đức về trí tuệ nhân tạo (AI)
PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM cho rằng, trí tuệ nhân ...[详细] -
Công ty Cổ phần đầu tư & Xây dựng T vi phạm hành vi mua khoáng sản không rõ nguồn gốc
Thực hiện chỉ đạo của Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên, Đội QLTT số 4 đ&a ...[详细] -
Australia tạo ra vi khuẩn có khả năng phát hiện ra gen đột biến gây ung thư ruột
Một nhóm nghiên cứu quốc tế có sự tham gia của các nhà khoa học Au ...[详细] -
Bộ Công Thương bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế
Bộ Công Thương bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ Bộ Công Thương bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cụ ...[详细] -
Tiến tới làm chủ các công nghệ lõi
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, dưới góc độ ngành công thương ...[详细]
Tỷ lệ điều tra, làm rõ tội phạm ở Hậu Giang đạt trên 83%
SeABank chính thức bổ nhiệm ông Loic Faussier làm Tổng Giám đốc
- First News được Bộ Thông tin và Truyền thông tặng Bằng khen
- Điều chỉnh hệ thống đổi mới sáng tạo theo hướng tập trung hơn vào các doanh nghiệp
- Moody's giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm Ba3 và đánh giá triển vọng Ổn định cho SeABank
- Phát triển robot mềm có thể tự phục hồi trong khoảng một phút sau khi phát hiện hư hỏng
- Nhu cầu iPad tăng vọt, không đủ để giao hàng
- Loại pin mặt trời có thể chịu được nhiệt độ cao trong hơn 1.500 giờ
- Thùng rác tích hợp trí tuệ nhân tạo để tự phân loại phế thải