88Point88Point

【ket qua h2 duc】Giữ lấy lửa nghề

Thời của đồ nhựa,ữlấylửanghềket qua h2 duc inox, hàng sắt cao cấp... lên ngôi, những món hàng bằng thiếc, sắt thép thủ công đang mất dần chỗ đứng. Tuy nhiên, ngày nay vẫn còn những người thợ tâm huyết tự mình trau dồi kiến thức, đổi mới cách làm để trụ vững với nghề.

Ông Tư Độ với nghề gò thùng thiếc.    Ông Thuận rèn dao cho khách.

Có lẽ ai cũng biết nghề rèn truyền thống mang đậm dấu ấn lao động nông nghiệp một thời, ẩn chứa trong những người thợ là những giọt mồ hôi mặn chát và bàn tay chai sạm, thô ráp để đổi lấy niềm vui. Nhưng rồi do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là trình độ công nghệ hóa ngày càng cao, kéo theo cơ giới hóa nông nghiệp làm cho nghề rèn truyền thống dần mai một. Đi trên con đường nông thôn rẽ vào ấp Mỹ Hiệp, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, âm thanh đầu tiên mà tôi cảm nhận được là tiếng búa rèn đập chan chát vang lên từ lò rèn của ông thợ Chín Thuận (Trần Văn Thuận Em). Ông Thuận chia sẻ: “Nghề này cực lắm, vừa nóng nực lại vừa nặng nhọc, vất vả suốt ngày ngồi một chỗ với cây búa, bếp lửa mà chẳng kiếm được bao nhiêu tiền”. Sau hơn 30 năm, cũng là ngần ấy thời gian gắn bó với nghề, ông chẳng nhớ nổi đôi tay mình đã làm ra bao nhiêu cây dao, lưỡi cuốc, lưỡi cày, cây búa, cây phảng…, giờ sức kiệt nên việc trui rèn một lúc đã làm ông thấm mệt.

Mời tôi ly nước mát, ông Thuận tiếp lời trước đây nghề rèn của ông làm ăn rất khá, bởi tất cả vật dụng sinh hoạt trong gia đình từ dao búa đến công cụ làm đồng như leng, cuốc, phảng, cù nèo, lưỡi hái cắt lúa, lưỡi cày… cái gì cũng do thợ rèn làm ra. Nay công cụ sản xuất phần lớn đã được cơ giới hóa, làm bằng máy móc nên rất tinh xảo, giá cả lại cạnh tranh nên nghề rèn từ đó cũng bị thu hẹp dần, nhưng điều làm anh thấy tự hào là lò rèn của anh vẫn được nổi lửa thường xuyên. Để có một sản phẩm chất lượng đòi hỏi người thợ phải biết chọn sắt, thép, biết nhìn độ lửa để tạo ra sản phẩm có độ bén bền và phải gia công hơn một tiếng đồng hồ với sự cộng lực của hai người thợ phụ mới ra được một món đồ vật. Cực nhất là lúc phá sắt từ một thanh sắt dài rồi đập, mài mới ra được lưỡi dao, cây phảng vừa mỏng vừa bén. Cũng vì thế mà đôi bàn tay người thợ đầy những vết chai sần mới làm ra được sản phẩm ưng ý. Nghề nào cũng vậy, cũng đều có rủi ro tai nạn. Ông Thuận cho hay, ông có khá nhiều bạn thợ theo nghề này, nhưng rồi không ai bám trụ được với nghề.

Chìa đôi bàn tay sưng rộp chi chít vết bỏng cũ mới cho tôi xem, ông bảo ai rành nghề đều không tránh khỏi thương tích, chỉ có yêu nghề mới bám trụ được. Nhưng dù sao đây cũng là nghề truyền thống ông cha truyền lại, tuy có cực, vất vả, nhưng bù lại chính nó đã nuôi sống được gia đình. Nếu như những năm trước đây, người làm nghề thợ rèn mỗi ngày có thể bỏ túi được cả triệu đồng là chuyện rất dễ dàng. Giờ thì khác xưa nhiều, hôm nào đắt khách đặt rèn, hay trui dao búa cũ thì kiếm được 200.000-300.000 đồng đã là “hên” lắm rồi. Với anh, nghề rèn chẳng mang lại cuộc sống khá giả, nhưng hơi ấm bếp lửa lò đã trở thành động lực để ông tiếp tục bám trụ với nghề.

Nếu nói về thời vàng son của nghề rèn thì không ít người liên tưởng đến nghề gò thiếc đã từng có một quãng thời gian dài hưng thịnh khi mà người thành thị lẫn nông thôn đều dùng vật dụng làm bằng thiếc rộng rãi. Trước đây, nguyên liệu chính để gia công sản phẩm chủ yếu là thiếc, nhưng để thích ứng với nhu cầu phát triển, người làm thủ công đã phát triển sang các loại nguyên liệu khác như sắt tây, tôn hoa, kẽm. Mặt hàng phổ biến là xô, chậu đựng nước, thùng gánh nước, hòm đựng quần áo, tủ thuốc, đèn dầu, lư hương, khay đựng đồ uống, thông gió, máng xối... Ông Tư Độ (Phan Độ), ở ấp Trầu Hôi, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, là người có hơn 40 năm làm nghề thợ thiếc chia sẻ: “Trước đây, nghề gò hàn thiếc là một trong những nghề hái ra tiền, vì nhu cầu của người dân rất cao. Gia đình tôi làm ngày làm đêm cũng không hết việc, tiếng búa gõ đinh tai suốt từ sáng đến tối, nhưng ai nấy đều vui vì có nguồn thu nhập ổn định”.

Để làm được nghề gò thiếc, việc học nghề không hề dễ dàng, bởi không được đào tạo từ các trường nghề, những người xin vào học việc đều học theo cách cầm tay chỉ việc. Trong quá trình học nghề, người học chỉ để ý nhìn những người thợ lành nghề làm rồi bắt chước làm theo. Xu thế phát triển, những món đồ thiếc từ thùng tưới nước đến chiếc ấm thiếc, chiếc mâm thiếc, gàu thiếc, thùng đựng nước bằng thiếc... từng gắn bó với người lao động nông thôn giờ dần vắng bóng. Trong cuộc cạnh tranh với các sản phẩm làm ra từ những vật liệu mới, để gìn giữ nghề, những người thợ gò thiếc phải học hỏi, bổ sung kiến thức, đồng thời liên tục tạo ra các sản phẩm mới, phù hợp với thị hiếu của người sử dụng. Hơn 70 tuổi đời và hơn 40 năm tuổi nghề, ông Tư Độ bộc bạch: “Nhiều năm lăn lộn làm nghề, tôi rút ra được những điều cốt lõi giúp trụ vững và phát triển được nghề gia truyền từ đời cha tôi để lại. Đầu tiên là phải sống được với nghề, nghĩa là sản phẩm mình làm ra phải bán được, điều này liên quan đến chất lượng cũng như mẫu mã của sản phẩm, thứ hai là phải yêu nghề, hiểu nghề, xem nghề như một đứa con của mình”.

Trên con đường làng ngoằn ngoèo đi sâu vào vùng đất xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, dưới cái nắng như đổ lửa, dáng người cao, gầy, chân rệu rã theo những vòng xe với câu rao: “Ai sửa nồi, hàn xoong, dán đáy chậu thau bể hôn” như kéo dài hun hút... Đó cũng là tiếng rao quen thuộc của ông Út Lê, nhà ở thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, đã hơn 30 năm gắn bó với nghề hàn dạo và đã trở thành quen thuộc với người dân quê. Ông nói với tôi là ông hành nghề hàn dạo từ giữa thập niên 80 của thế kỷ trước, khi cả gia đình chuyển từ thành phố Cần Thơ về quê sinh sống. Trong ký ức của ông những năm đầu trở lại quê hương thật vất vả. Ngày đó, vợ chồng ông phải làm đủ thứ việc vẫn không kiếm đủ gạo để nuôi 7 miệng ăn. Sau nhiều năm, ông nảy ra ý tưởng sẽ làm nghề hàn dạo để kiếm tiền. Với vài thứ đồ nghề dao kéo, đe, búa, khoan tay, miếng dán nhôm, đinh tán… thế là ông rong ruổi khắp các đường làng, ngõ xóm hành nghề hàn thùng, vá xoong nồi cũ dạo, mỗi ngày ông cũng kiếm được từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng. Ông nói là ngày trước đi làm nghề mong kiếm đủ cơm gạo nuôi con, nay con cái đã lớn khôn dựng vợ gả chồng, ông vẫn tiếp tục công việc của mấy chục năm về trước vì đã quen chân, quen tay, đi để khuây khỏa tuổi già, lại có thêm thu nhập.

Chia tay ông trên nhiều ngã đường đan nhau, phía sau tôi âm thanh tiếng búa vá xoong của ông Út Lê vẫn còn vang vọng. Nhiều người diễn tả lại bằng từ “ồn ào” nhưng đối với nhiều người dân nơi đây, âm thanh đó đã trở nên quen thuộc không thể thiếu trong đời sống của họ mỗi ngày...

Bài, ảnh: QUANG HẢI

赞(37562)
未经允许不得转载:>88Point » 【ket qua h2 duc】Giữ lấy lửa nghề