Đoàn giám sát chuyên đề của Ủy ban Pháp luật Quốc hội vừa làm việc với thành phố Đà Nẵng về tình hình thực hiện chính sách,ĐàNẵngtriểnkhaihiệuquảchínhsáchpháttriểnnhàởxãhộkết quả avispa fukuoka pháp luật về quản lý, vận hành, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư và phát triển nhà ở xã hội. Tại TP.Đà Nẵng, tính đến tháng 5/2023, đã hoàn thành 15.213 căn hộ chung cư và 1.146 phòng ký túc xá sinh viên. Trong đó, nguồn vốn ngân sách đã đầu tưhoàn thành 39 dự ánchung cư với 10.579 căn hộ và 2 dự án ký túc xá sinh viên tập trung với 1.146 phòng, với tổng vốn đầu tư lũy kế đến nay hơn 3.500 tỷ đồng. Hiện TP.Đà Nẵng cũng đang thực hiện thủ tục chuyển đổi công năng 2 dự án ký túc xá sinh viên sang nhà ở xã hội cho công nhân với 728 căn hộ và đang triển khai 1 dự án với 209 căn hộ. Bên cạnh đầu tư vốn ngân sách, từ năm 2009, TP.Đà Nẵng kêu gọi đầu tư nhà ở xã hội từ nguồn vốn ngoài ngân sách; đến nay, đã triển khai 9 dự án với 7.511 căn hộ, trong đó đã hoàn thành 4.634 căn hộ, đang xây dựng 2.877 căn hộ. Hiện TP.Đà Nẵng đang tiếp tục triển khai kêu gọi đầu tư 4 dự án với khoảng 3.500 căn hộ.
Phó chủ tịch TP.Đà Nẵng, ông Lê Quang Nam khẳng định, các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn được bố trí, khai thác sử dụng với hiệu suất cao, đã giải quyết một phần nhu cầu của các đối tượng đặc biệt khó khăn về nhà ở, đóng góp vào sự phát triển kinh tế- xã hội của thành phố. Theo Phó chủ tịch TP.Đà Nẵng, các cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển nhà ở xã hội được xây dựng, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện từ Luật Nhà ở 2005 đến nay đã tạo ra hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, đảm bảo hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệptham gia vào phát triển nhà ở xã hội… Tuy nhiên, vẫn còn các khó khăn, vướng mắc như các chính sách ưu đãi đối với chủ đầu tư dự án ngoài ngân sách nhà nước chưa đủ hấp dẫn, chưa khuyến khích nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm tham gia đầu tư nhà ở xã hội. Ngoài ra, việc thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội gần như tương tự dự án nhà ở thương mại, đồng thời, phải thực hiện thủ tục xác định giá đất và thủ tục miễn tiền sử dụng đất, dẫn đến thời gian thực hiện thủ tục kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư kinh doanh của chủ đầu tư…
Đồng thời, quy định bắt buộc về việc bố trí quỹ đất 20% xây dựng nhà ở xã hội tại dự án nhà ở thương mại, khu đô thị còn mang tính cứng nhắc, chưa phù hợp với quy mô, tính chất từng dự án nhà ở thương mại, khu đô thị; chưa phát huy vai trò của cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương trong công tác quy hoạch, bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở được duyệt và phù hợp với tính chất của từng đô thị. Tại buổi làm việc, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, bà Nguyễn Thị Mai Phương đánh giá rất cao nỗ lực của thành phố Đà Nẵng trong thực hiện tốt chủ trương “có nhà ở” cho người dân; khẳng định Đà Nẵng là một trong những địa phương triển khai rất hiệu quả các chính sách phát triển nhà ở xã hội. Bà Nguyễn Thị Mai Phương đề nghị TP.Đà Nẵng hoàn thiện báo cáo gửi Đoàn giám sát, trong đó lưu ý, cần nêu rõ những nội dung kiến nghị, đề xuất trên cơ sở kinh nghiệm triển khai thực tiễn công tác quản lý, vận hành, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư và phát triển nhà ở xã hội tại Đà Nẵng. Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khẳng định, việc giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, vận hành, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư và phát triển nhà ở xã hội là nội dung rất quan trọng của Quốc hội nhằm lắng nghe các ý kiến từ thực tiễn, phục vụ việc chỉnh lý Luật nhà ở trong tương lai, với kỳ vọng tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn hiện nay trong việc quản lý, vận hành, cải tạo, xây dựng nhà chung cư, nhà ở xã hội… |