【kết quả bóng đá albania】"Bất lực" với chất lượng rau quả nhập khẩu
作者:Thể thao 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 09:52:08 评论数:
50 - 80% rau quả từ Trung Quốc
Thời gian gần đây liên tiếp phát hiện những vụ việc mất ATVSTP đối với rau quả nhập khẩu từ Trung Quốc,ấtlựcquotvớichấtlượngrauquảnhậpkhẩkết quả bóng đá albania như: cải thảo nhiễm formaldehyde; lựu, nho, táo, mận bị phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép... Tuy nhiên, rau quả Trung Quốc vẫn mặc sức hoành hành trên thị trường, từ các TP lớn tới vùng nông thôn. Người ta không khỏi đặt câu hỏi, tại sao trong khi rau quả Việt Nam muốn xuất khẩu sang các nước khác lại chịu sự kiểm tra hết sức nghiêm ngặt về ATVSTP, thì rau quả ngoại lại mặc sức tung hoành trên thị trường nước ta mà không được kiểm soát chất lượng?
Thống kê của Viện Chính sách và chiến lược phát triển NNNT (Ipsard) cho thấy, rau quả xuất xứ từ Trung Quốc hiện chiếm 50 - 80% lượng rau quả nhập khẩu vào Việt Nam. Trong đó, chỉ riêng mặt hàng rau đã có tới 6 nhóm sản phẩm được nhập về trong 8 tháng đầu năm, tiêu tốn hơn 22 triệu USD. Cũng theo Ipsard, thị trường rau quả Việt Nam hiện nay trở thành mối quan tâm đặc biệt đối với không chỉ người tiêu dùng mà còn của cả các cơ quan chức năng và cơ sở kinh doanh nhập khẩu, phân phối hàng rau quả tại Việt Nam. Theo Vụ Thương mại miền núi (Bộ Công Thương), hiện Luật ATVSTP, các văn bản dưới luật, nghị định vẫn chưa có một quy định nào cụ thể dành riêng cho các sản phẩm nông sản nhập khẩu qua các tỉnh biên giới.
Siết chặt rau quả trong nước, nhưng rau quả nhập khẩu lại bó tay |
Ông Lê Sơn Hà - Phó trưởng phòng Quản lý ATTP và môi trường (Cục Bảo vệ thực vật), cho biết tại bất kỳ cửa khẩu nào cũng có các trạm kiểm dịch thực vật. Theo Thông tư 13 có hiệu lực từ 1-7-2011 của Bộ NN&PTNT, các trạm kiểm dịch thực vật này vừa có chức năng kiểm dịch bệnh và sâu hại, đồng thời đảm nhiệm thêm chức năng kiểm tra vệ sinh ATTP. Nhưng các trạm kiểm dịch thực vật ở cửa khẩu đều chưa có phòng thí nghiệm, máy móc chưa đủ khả năng phân tích các chỉ tiêu về ATTP. Bởi vậy, chất lượng ATTP đối với rau quả nhập khẩu vẫn nằm ngoài khả năng của máy móc và con người.
Kiểm soát ATTP - Bị động
Trong khi thế giới phân loại được 1.000 hoạt chất hóa học thuốc trừ sâu thì ở phòng thí nghiệm hiện đại nhất của Việt Nam, hệ thống máy móc chỉ kiểm tra được tối đa 300 loại hoạt chất. Một thiết bị kiểm tra của Canada có thể quét tối đa một lần 500 hoạt chất, thì máy móc hiện đại nhất của Việt Nam chỉ có khả năng quét từ 30 - 50 hoạt chất.
Ngoài ra, với 3 phương thức kiểm dịch hiện nay là trên hồ sơ, xem xét ngoại quan và xét nghiệm một số tiêu chí thì việc tiến hành chưa chuyên nghiệp và chỉ bằng mắt thường. Do đó, nếu có nghi ngờ, phải lấy mẫu và gửi về làm thí nghiệm tại Hà Nội và phải mất từ 5 - 7 ngày mới có kết quả, vì thế việc xác định lô hàng có đảm bảo ATVSTP hay không là rất chậm trễ và hoàn toàn bị động.
Ông Đặng Việt Yên - Phó trưởng phòng Quản lý chất lượng thực phẩm nông lâm sản và muối (Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản) cho biết: “Thông tư 13 quy định về quy trình, tần suất kiểm tra, hồ sơ giấy tờ, các nước muốn xuất khẩu sang Việt Nam phải đăng ký trước. 13 quốc gia đã chấp nhận quy định của Việt Nam. Song, riêng với Trung Quốc chúng ta chưa làm được. Mặc dù Việt Nam đã cử nhiều đoàn đến làm việc với Trung Quốc và yêu cầu họ cung cấp hồ sơ các loại rau quả, thực phẩm xuất sang Việt Nam.
Tuy nhiên, đến nay, họ chưa cung cấp thông tin đầy đủ theo yêu cầu của chúng ta với lý do hệ thống quản lý của họ khác với của ta, ATTP là do 3 Bộ quản lý, họ yêu cầu ta phải liên hệ trực tiếp với từng Bộ. Tháng 11 tới đây, Việt Nam sẽ cử một đoàn sang Trung Quốc để kiểm tra vấn đề ATTP đối với các sản phẩm thịt và rau xuất khẩu sang Việt Nam”. Ngoài ra, Việt Nam đã yêu cầu phía Trung Quốc gửi xuất xứ sản phẩm, vùng đăng ký các mặt hàng xuất sang Việt Nam, nhưng đến thời điểm này, Trung Quốc vẫn chưa cung cấp.
Như vậy, Luật ATVSTP dù đã ra đời và bắt đầu đi vào cuộc sống, nhưng, nếu chỉ siết chặt đối với nông sản trong nước còn rau quả nhập khẩu thì thả nổi liệu có xử lý được tận gốc của vấn đề?
Theo ANTĐ