当前位置:首页 > Cúp C1 > 【central coast – câu lạc bộ bóng đá macarthur】Mẹ Việt trong tác phẩm đạt giải Thông tin đối ngoại của tác giả người Pháp

【central coast – câu lạc bộ bóng đá macarthur】Mẹ Việt trong tác phẩm đạt giải Thông tin đối ngoại của tác giả người Pháp

2025-01-12 23:12:47 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:88Point

Được vinh danh Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ 10 không chỉ là một cột mốc quan trọng đối với sự nghiệp của bà Isabelle Müller,ẹViệttrongtácphẩmđạtgiảiThôngtinđốingoạicủatácgiảngườiPhácentral coast – câu lạc bộ bóng đá macarthur mà còn là cách bà tôn vinh cuộc đời của mẹ mình, bà Đậu Thị Cúc, hay còn gọi là Mẹ Loan. 

Tác phẩm của sự kết nối

Bà Isabelle Müller là một tác giả người Pháp gốc Việt, hiện đang sinh sống tại Đức. Cuốn tiểu sử "Loan - Từ cuộc đời của một con chim phượng hoàng", xuất bản lần đầu tiên năm 2015, kể về cuộc đời nhiều thăng trầm của mẹ bà - bà Đậu Thị Cúc (tự là Loan), nhanh chóng trở thành một trong những cuốn bán chạy nhất trên Amazon Đức và lọt vào top 5 “Giải thưởng Người kể chuyện Kindle 2015”.

Đây không chỉ là một câu chuyện về mẹ của bà Isabelle Müller mà còn là hành trình bà tìm lại lịch sử và tình yêu với quê hương Việt Nam của người con xa xứ. Ở Việt Nam, cuốn sách được tái bản tới lần thứ tư.

muller 4.jpg
Bà Isabelle Müller tại lễ trao giải Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ 10. Ảnh: NVCC

Khi được hỏi về cảm xúc lúc nhận giải thưởng, bà Müller không giấu được sự xúc động. "Tôi cảm thấy rất vui mừng, đặc biệt là vì mẹ tôi. Trước hết, đây là một giải thưởng tôn vinh cuốn tiểu sử về mẹ tôi, bà Đậu Thị Cúc (mẹ Loan). Tôi cảm thấy rất bình an và biết ơn khi thấy độc giả và truyền thông Việt Nam công nhận giá trị của bà. Tôi nghĩ bà là một người phụ nữ rất giản dị, nhỏ bé, sinh ra cách đây 95 năm, nhưng  số phận, cuộc đời bà là một hành trình đầy thử thách, đồng thời phản ánh các sự kiện lịch sử đã xảy ra vào thời điểm đó." 

Được viết trong vòng 2 năm, từ những câu chuyện kể của bà Loan với con gái thời thơ bé cùng 6 tháng thu thập tài liệu, cuốn sách "Loan - Loan - Từ cuộc đời của một con chim phượng hoàng" đã mang đến trải nghiệm chân thực nhất về những gì bà Loan đã trải qua. Đó là những năm tháng khó khăn hay nỗi đau giằng xé đế đến tạo lập một cuộc sống yên bình từ trong sâu thẳm. Nhiều yếu tố rất Việt Nam qua sự “nhập vai” một người con gốc Việt, được viết tại nước Đức, đã hình thành nên một tác phẩm mang tính kết nối cao, góp phần truyền tải tinh thần người Việt đến với bạn bè quốc tế. 

muller 5.jpg
Tại Việt Nam, tác phẩm "Loan - Từ cuộc đời của một con chim phượng hoàng" được tái bản lần thứ tư. Ảnh: NVCC

Khi được hỏi điều gì khiến tác phẩm của bà đạt giải thưởng và được yêu thích tại Việt Nam, bà Müller cho rằng đó là do sự kết hợp giữa câu chuyện của một người phụ nữ nhỏ bé đã vượt qua muôn vàn khó khăn để xây dựng cuộc sống cùng với thông điệp sâu sắc về sự lạc quan, biết ơn và không bao giờ từ bỏ.

“Tại Việt Nam, tác phẩm đã được tái bản đến lần thứ tư, cho thấy độc giả Việt Nam rất quan tâm đến cuốn sách. Ngoài ra, thông điệp mà tôi và mẹ muốn truyền tải: Đó là tình yêu thương, sự tử tế và luôn hành động, dù là nhỏ nhất. Tôi nghĩ độc giả đã đọc nhiều bài viết nói về Quỹ Loan, về cách tôi thực hiện ước mơ của mẹ tôi – bà luôn muốn đóng góp điều gì đó cho quê hương và giúp đỡ trẻ em ở những nơi khó khăn nhất. Đó là lý do tôi nói “chúng tôi”- tôi và mẹ tôi, cùng nhận được giải thưởng này”.

Giải thưởng không chỉ là sự công nhận cho công sức của nhà văn Isabble Müller trong việc viết sách, mà còn là một động lực lớn để bà tiếp tục phát triển sự nghiệp văn chương. 

Một trong những kế hoạch của bà là tái bản cuốn sách dưới dạng đơn giản hơn để tiếp cận với đối tượng độc giả trẻ, đặc biệt là thanh thiếu niên Việt Nam. Bà hy vọng rằng dự án này sẽ giúp các bạn trẻ hiểu hơn về lịch sử đất nước và những thử thách mà thế hệ đi trước đã phải đối mặt, qua đó truyền cảm hứng cho họ về cách phấn đấu, cách sống và cách nhìn với cuộc đời.  

Bà cũng bày tỏ ý định viết thêm những tiểu thuyết kết hợp giữa văn hóa Việt Nam và phương Tây để mang đến những câu chuyện mới mẻ cho độc giả.

Tình yêu với Việt Nam 

muller 1.jpg
Nhà văn Isabble Müller cùng tác phẩm viết về cuộc đời của mẹ bà - mẹ Loan. Ảnh: Hạ Phương

Nữ nhà văn Isabelle Müller kể về tình yêu sâu sắc của bà với Việt Nam, nơi mẹ bà đã sinh ra và trải qua một phần cuộc đời. Bà cho biết mối liên hệ này đã hình thành từ khi bà còn là một đứa trẻ. Mẹ thường kể cho bà nghe về quê hương, về những cảnh vật và con người Việt Nam, cũng như những bài hát và âm nhạc Việt Nam mà bà yêu thích. Chính vì vậy, bà Isabelle Müller đã luôn mang trong mình một khát khao khám phá Việt Nam từ khi còn nhỏ.

Lần đầu tiên đến Việt Nam vào những năm 1990, bà Müller đã có một trải nghiệm rất đặc biệt. Bà chia sẻ: “Điều tôi ấn tượng nhất về Việt Nam là lòng tốt của con người, một yếu tố cảm nhận từ bên trong và khó mô tả thành lời”. Tình yêu và sự kính trọng đối với đất nước mà mẹ bà sinh ra đã giúp bà xây dựng mối liên hệ đặc biệt với Việt Nam. Bà cũng cho biết, mỗi lần đến Việt Nam, bà đều cảm nhận được sự phát triển mạnh mẽ của đất nước sau những năm tháng chiến tranh. Đây là một trong những điều bà ngưỡng mộ về Việt Nam – sức mạnh kiên cường và sự phát triển đáng ngạc nhiên.

"Quỹ Loan": Hiện thực hóa giấc mơ người mẹ, thắp sáng tương lai cho trẻ em Việt Nam

Một trong những điều khiến bà Isabelle Müller cảm thấy tự hào nhất chính là sự ra đời của Quỹ Loan – một tổ chức từ thiện được bà sáng lập nhằm hỗ trợ trẻ em nghèo ở Việt Nam, đặc biệt là những em thuộc các dân tộc thiểu số. Quỹ này được đặt tên theo mẹ bà, bà Loan, với mục tiêu mang lại một tương lai tốt đẹp hơn cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn thông qua giáo dục.

“Lúc sinh thời, dù có khó khăn đến đâu, mẹ tôi cũng chăm lo để cho các con được học hành tới nơi tới chốn. Bà cũng luôn muốn làm điều gì đó cho quê hương và Quỹ Loan là cách tôi và mẹ cùng thực hiện ước nguyện đó, ngay cả khi bà đã đi xa” – nhà văn, người sáng lập Quỹ Loan chia sẻ. "Chúng tôi mong muốn mang lại cơ hội học hành cho những em bé không có đủ điều kiện để đến trường, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa của Việt Nam". 

Quỹ Loan đã và đang thực hiện nhiều dự án, bao gồm việc xây dựng nhà nội trú cho các em học sinh nghèo tại Tả Ván, Hà Giang. Bên cạnh đó, quỹ còn trao học bổng cho 250 học sinh dân tộc học tập tại TP. HCM và thực hiện các dự án giáo dục cho trẻ em vùng cao tại Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Cao Bằng. Những hoạt động này giúp các em học sinh có điều kiện học tập và  có cơ hội thay đổi cuộc sống, từ đó tạo ra một tương lai tươi sáng hơn.

Ngoài ra, bà Müller cũng đang triển khai một dự án mới mang tên “Yagi”. Từng ở giữa tâm bão trong những ngày về Việt Nam, bà cảm nhận rõ những mất mát mà thiên tai mang lại. Dự án Yagi sẽ hỗ trợ, giúp đỡ những trẻ em gặp khó khăn trong thiên tai. Theo bà Müller, hoạt động của Quỹ Loan khá đa dạng, nhưng trọng tâm vẫn là giáo dục và đảm bảo sự ổn định về giáo dục cho những trẻ em yếu thế nhất.

Tối 3/12, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại và các cơ quan liên quan tổ chức lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ 10. 

Giải thưởng đã thu hút sự tham gia sôi nổi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Hội đồng Giải thưởng đã trao 10 giải nhất, 20 giải nhì, 30 giải ba và 49 giải khuyến khích cho các tác phẩm xuất sắc.

(责任编辑:World Cup)

推荐文章
热点阅读