【kết quả atlanta】“Nền kinh tế tạm thời”

nen kinh te tam thoi hy vong va cang thang o phap

Người dân xếp hàng mua bánh mì trên phố Montmartre ở Paris ềnkinhtếtạmthờkết quả atlanta(Pháp).

Cảnh tượng diễn ra ở quận Montorgueil này cho thấy hai cách nhìn đối lập nhau trong nền kinh tế dịch vụ của Pháp; mỗi quan điểm ủng hộ cho một ứng cử viên tham gia tranh cử tổng thống Pháp sắp tới.

Ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen muốn bảo vệ lợi ích của những người bán bánh truyền thống của Pháp hay các tài xế taxi chạy bằng công-tơ-mét trong các thị trấn và thành phố trên khắp cả nước trước sự cạnh tranh không công bằng. Trong khi đó, đối thủ của bà là ông Emmanuel Macron, một người theo quan điểm trung dung, lại coi mô hình “nền kinh tế tạm thời” của các công ty như Deliveroo hay dịch vụ đặt xe qua ứng dụng Uber của Mỹ là mô hình để tạo ra công ăn việc làm, đặc biệt ở các khu vực ngoại ô nơi tỷ lệ thất nghiệp gần như cao gấp 3 lần tỷ lệ thất nghiệp cả nước.

Nước Pháp vốn nổi tiếng là nơi những người có hợp đồng lao động kiểu truyền thống được hưởng nhiều quyền lợi. Họ chỉ phải làm việc 35 giờ/tuần và rất khó có thể sa thải họ. Giới chỉ trích cho rằng điều này khiến những người sử dụng lao động không muốn thuê thêm nhân công và cái giá phải trả đối với Pháp là tỷ lệ thất nghiệp ở mức gần 10%, gần gấp đôi con số ở Đức hay Anh. Gần 1/4 lao động trẻ không có công ăn việc làm. Pháp cũng đang vật lộn để hội nhập với các thế hệ người nhập cư và không thể tạo ra đủ việc làm cho những người đang mắc kẹt ở ngoại ô các thành phố.

Tuy nhiên, trái ngược với hình ảnh nước Pháp nêu trên, “nền kinh tế tạm thời” - nơi người dân có thể làm việc mà không cần hợp đồng lao động kiểu truyền thống, thường là trong các ngành sử dụng các ứng dụng trên điện thoại thông minh để kết nối khách hàng với doanh nghiệp - đang làm thay đổi cục diện nước Pháp.

Pháp hiện có 1,1 triệu người đăng ký là lao động tự do, dù chỉ có 643.800 người đang làm việc tính tới giữa năm 2016. Trong khi đó, lực lượng lao động của Pháp là khoảng 29 triệu người, bao gồm khoảng 3,5 triệu người thất nghiệp. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của công ty tư vấn Boston Consulting Group, 1 trong số 4 việc làm được tạo ra trong nửa đầu năm 2016 tại Paris là từ dịch vụ đặt xe của công ty Uber và các đối thủ của họ.

Trong ngành giao hàng đồ ăn, tăng trưởng cũng ở mức rất ấn tượng. Theo Giám đốc quốc gia Hugues Decosse của Deliveroo, doanh thu của công ty này tăng 650% ở Pháp trong năm 2016, lớn hơn nhiều so với các thị trường châu Âu khác, nhưng ông Decosse từ chối cho biết con số cụ thể. Trong bối cảnh mô hình “nền kinh tế tạm thời” chỉ mới xuất hiện ở Pháp - Uber ra mắt ở Paris hồi năm 2012 và Deliveroo ra mắt năm 2015 - số liệu chính thức về lĩnh vực này rất khan hiếm.

Theo các thanh tra chính phủ về các vấn đề xã hội, nền kinh tế mới này mở ra cơ hội cho những người vốn bị loại ra khỏi thị trường lao động. Ông Macron cũng đưa ra thông điệp này cho cuộc bầu cử sắp tới được diễn ra với hai vòng bỏ phiếu vào ngày 23/4 và 7/5, đồng thời chỉ trích mô hình xã hội Pháp mà ông cho là chỉ quan tâm đến việc bảo vệ “người trong cuộc” với các hợp đồng dài hạn thay vì mở cửa đón nhận “người ngoài cuộc”.

Trong khi đó, bà Le Pen lại bảo vệ các ngành nghề truyền thống như các tài xế taxi trước sự xuất hiện của “những người đến sau”. Theo đó, nếu giành chiến thắng, bà sẽ áp đặt mức thuế tối thiểu cho các tài xế Uber và đảm bảo Uber phải trả thêm thuế ở Pháp.

Rõ ràng, “nền kinh tế tạm thời” đang tạo ra những hy vọng song cũng là nguyên nhân gây ra căng thẳng tại Pháp. Câu trả lời về việc Pháp sẽ lựa chọn nền kinh tế truyền thống hay kinh tế tạm thời sẽ có trong cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 23/4 tới, và điều này cũng sẽ phụ thuộc rất lớn vào cuộc đua nước rút của hai ứng cử viên.

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran nhất trí vai trò của định dạng Astana ở Syria
下一篇:Vụ tai nạn máy bay thảm khốc tại Hàn Quốc: Số người thiệt mạng lên tới 179