【mu vs psg】Con đường thành nhà đầu tư mạo hiểm của siêu sao Ashton Kutcher
Ashton Kutcher cùng nhà quản lý âm nhạc Guy Oseary thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm A-Grade Investments vào năm 2011 và đã rót vào Uber 500.000 đô la Mỹ 5 năm trước đây. Giờ đây, khoản đầu tư này được tính lãi đến 100 lần.
Đối với Airbnb, con số đầu tư ban đầu là 2,5 triệu USD nhưng giá trị sở hữu của quỹ bây giờ đã lên tới 90 triệu USD.
Danh mục đầu tư gồm hơn 70 công ty của quỹ còn có các công ty khởi nghiệp sáng giá khác của Silicon Valley như Skype, Spotify, Pinterest, Zenefits hay Flexport. Nếu như giá trị của các “kỳ lân” như Uber hay Airbnb đang giảm đi, thì Zenefits và Flexport vẫn đang ở trong giai đoạn tăng trưởng rất mạnh.
Sự khôn ngoan, chứ không phải nổi tiếng, của Ashton Kutcher và Guy Oseary đã thu hút nhiều tỷ phú, gồm Ron Burkle, Eric Schmidt, Mark Cuban, David Geffen và Marc Benioff, rót vốn vào A-Grade. Gần đây nhất, Liberty Media cũng đầu tư 100 triệu USD cho quỹ của nam diễn viên.
Về cơ bản, A-Grade quản lý tiền cho các nhà đầu tư. Ban đầu, Ashton Kutcher và Guy Oseary bỏ vào quỹ 1 triệu USD mỗi người, trong khi tỷ phú Ron Burkle “hỗ trợ” đến 8 triệu USD. Những khoản đầu tư đầu tiên dao động từ 50.000 USD đến 100.000 USD và sau đó dần tăng lên bảy con số.
Trong một bài phỏng vấn với tạp chí Forbes, Ashton Kutcher cho biết trong 6 năm qua, anh đã biến 30 triệu USD thành 250 triệu USD, tức là lời lãi ở mức 8,5x. Đối với giới đầu tư mạo hiểm (venture capitalist – VC), chỉ 3x thôi đã giúp họ trở thành một trong những VC thành công nhất.
Phóng viên của Forbes đã tiếp xúc với nhiều người chủ chốt trong giới đầu tư tại Silicon Valley, họ đều phải thừa nhận rằng Ashton Kutcher và Guy Oseary quá thông minh khi điều hành một quỹ đầu tư mạo hiểm mà giành thắng lớn như vậy, vì trở thành VC không hề dễ dàng.
Cũng có nhiều danh mục không được như mong đợi. Nhưng kể cả thế đi chăng nữa, và thậm chí không tính đến hai khoản đầu tư lãi cỡ “khủng” vào Uber và Airbnb, lợi nhuận của A-Grade Investments vẫn là 3x.
Con đường đến với đầu tư mạo hiểm của Ashton Kutcher hình thành sau thành công của rapper người Mỹ 50 Cent khoảng một thập kỷ trước. 50 Cent nắm một số cổ phần tại công ty sản xuất đồ uống Glaceau và trở thành đại sứ thương hiệu cho doanh nghiệp này. Năm 2007, Glaceau bị Coca-Cola mua lại và 50 Cent thu về 100 triệu USD. Tuy nhiên, 50 Cent giờ đây đã phá sản, còn chàng diễn viên 38 tuổi thì thành công ngoài mong đợi.
Ashton Kutcher cho biết khoảng thời gian đó anh cũng có hợp đồng quảng cáo với Nikon, nhưng anh dần nhận ra mình nên dấn thân vào sự nghiệp đầu tư mạo hiểm.
Đầu tiên, với nguồn cảm hứng kinh doanh đó, nam diễn viên thành lập công ty sản xuất nội dung Katalyst và chiêu mộ được giám đốc kỹ thuật số Sarah Ross từ trang thông tin công nghệ nổi tiếng Techcrunch, người đã có công giới thiệu Ashton Kutcher tới Silicon Valley. Đó là khoảng thời gian anh lắng nghe và học hỏi rất nhiều từ các nhân vật có chỗ đứng tại thung lũng Silicon, và Ashton Kutcher đã chứng mình cho họ thấy anh là một người rất nhạy bén với “ngôn ngữ” công nghệ.
Tạp chí Forbes bình luận: “Ashton Kutcher kiểu như một ngôi sao bóng rổ trung học nhưng lại chơi với mấy gã mọt sách và dần dần chứng tỏ mình là một trong số họ vậy.”
Tuy nhiên, thành công của anh tất nhiên không thể thiếu sự dẫn dắt. Andreessen Horowitz, một nhà đầu tư mạo hiểm lão làng tại Mỹ, đã thuyết phục diễn viên “Two and a half men” đầu tư 1 triệu USD vào Skype năm 2009. Chỉ sau một năm rưỡi, khi Microsoft mua lại, cổ phần anh nắm giữ đã tăng gấp bốn lần về giá trị. Đặc biệt hơn nữa, thương vụ này khiến giới đầu tư phải nể phục con mắt đầu tư của nam tài tử.
Nhưng một điều quan trọng nên nhớ, không nên đầu tư một mình, mà tốt nhất nên có một cộng sự. Cộng sự của Ashton Kutcher, Guy Oseary, cũng rất tài tình khi đem kinh nghiệm quản lý các nghệ sĩ để quản lý các danh mục đầu tư.
Guy Oseary đã từng thất bại trong đầu tư vào năm 2000 và có một điều khá thú vị, đó là anh từng từ chối rót tiền vào công ty Glaceau – thương vụ cảm hứng của Ashton Kutcher. Khoảng thời gian về sau, Guy Oseary rất thành công với các khoản đầu tư vào Groupon hay Vita Coco.
Thực tế, cũng có nhiều các nghệ sĩ nổi tiếng như Justin Bieber hay Lady Gaga muốn nhảy vào lĩnh vực đầu tư mạo hiểm này, tuy nhiên đó mới chỉ là những khoản đầu tư mang tính chất thăm dò mà các chuyên gia tại thung lũng Silicon gọi là “khách tham quan”, không tạo ra giá trị thực tế. Trong khi đó, họ tôn trọng Ashton Kutcher cũng như những đóng góp hàng ngày của anh đối với cộng đồng startup công nghệ thung lũng Silicon.
Có lẽ chính điều đó đã khiến nhiều tỷ phú không hề ngần ngại giao tiền của mình cho Ashton Kutcher và Guy Oseary quản lý, thậm chí còn sẵn sàng rót thêm nếu A-Grade Investments cần tăng vốn. Bản chất của đầu tư mạo hiểm là khó đong đếm tỷ lệ được-mất. Số lượng thương vụ được coi là “mất” có thể lớn hơn rất nhiều các thương vụ “được”, nhưng nhà đầu tư vẫn cực kỳ tin tưởng hai “anh tài” Hollywood này./.
Ngọc Nguyễn (lược dịch từ Forbes)
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/65d798944.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。