Nhớ hôm về đầm Chuồn,ồTịnhsenHuếkết quả bóng đá u19 ý đi qua hồ sen ven đường, ngồi trong xe các bạn trẻ vỡ òa và reo vang, ngó sen đó tề, ui chao đẹp. Tôi nhìn theo phía ấy, ngập tràn những sắc sen hồng trên nền xanh của lá, của cánh đồng làng và của bầu trời trưa hè nắng gắt. Nghe tiếng ai đó bảo, bây chừ người trồng sen không chỉ để lấy hoa, lấy củ mà còn cho thiên hạ thuê để chụp hình.
Tổ chức lễ hội sen vào thời điểm này là cách những người làm du lịch thực hiện lời hứa về Huế không chỉ có Festival mà đang cố gắng tạo nên những lễ hội quanh năm. Nó có thể theo chu kỳ tháng hay mùa để giúp du khách đến Huế bao giờ cũng có thể hòa nhập vào không khí lễ hội, qua đó tạo nên những điểm nhấn trong năm cho du lịch Huế và lễ hội sen được chọn làm lễ hội đầu tiên.
Huế không phải là nơi trồng nhiều sen nhưng lại có những không gian lạ và đặc sắc về loài hoa này. Không chỉ là những ruộng sen, ao sen hay hồ sen, ở Huế sen có ở những đình chùa nơi các làng quê và đặc biệt, sen được trồng ở hồ Tịnh Tâm, ở Kinh thành Huế. Người Huế biết cách chơi sen và cũng biết cách tạo nên những món ăn, hương vị lạ và đặc sắc từ sen. Đã có không ít những ý tưởng về âm nhạc, nghệ thuật và cả kiến trúc nữa của người Huế được khởi nguồn từ loài hoa dung dị này.
Quê ngoại tôi ở làng Thanh Thủy Thượng. Còn nhỏ, tôi vẫn thường theo ngoại ra đình làng. Ở đó, có một hồ sen rộng. Đó là một không gian đẹp, nhìn xuống lòng hồ, những tán lá xanh ken dày, thỉnh thoảng nổi lên một đóa sen hồng. Còn nhìn kỹ là làn nước trong xanh, thấy cả bóng dáng của chú cá tung tăng. Xa xa là cánh đồng làng, nơi gợi nhớ về câu ca “Gạo de An Cựu, cá rô bàu Choàng”. Bao năm rồi, mỗi lần về quê, tôi vẫn tìm cách được đi ngang qua hồ sen để tìm lại không gian xưa và tận hưởng ngọn gió đồng mát rượi lúc trưa hè.
Sen ở đình làng xưa nay không còn thấy nữa, nhưng đi về nhiều vùng quê dọc Huế lại thấy người ta bắt đầu trồng nhiều loài hoa đồng nội này. Lạ lùng thay, nơi chân ruộng trũng, vùng đầm lầy, trên đất lúa bị nhiễm phèn, hay cả vùng bàu đầm xưa nay hoang hóa lại là nơi những mầm sen ló dạng. Để rồi, vào những buổi sáng tinh mơ hay lúc chiều tà khi hoàng hôn buông xuống lại thấy ai đó lang thang kiếm tìm cảm xúc và sự sáng tạo. Cạnh bên những đóa sen ngời sáng là dáng hình em xinh tươi với cảm xúc đong đầy.
Còn trong buổi chiều khai mạc lễ hội sen tại bia Quốc Học, tôi đã phóng xe chạy thẳng qua hồ Tịnh Tâm. Cũng như ở đình làng Thanh Thủy Thượng, tôi đã không còn thấy nhiều sen ở đây nữa. Thế nhưng, dọc theo con đường Đinh Tiên Hoàng, tôi lại bắt gặp có nhiều quán hàng bán nhiều thứ sản phẩm chế biến từ sen, nào hạt, nào trà, nào củ sen… Tôi nghĩ, nếu có một truyền thuyết về sen Huế thì chính hồ Tịnh Tâm là điểm khởi đầu. Xưa, đó là nơi trồng loài sen lạ và quý, dùng để chế biến các món ăn đặc sản trong cung Vua. Cái lạ, thật khó luận giải thỏa đáng là dù bất cứ loại sen gì nhưng nếu đem trồng ở hồ Tịnh thì cũng trở nên đẹp, ngon và quý.
Dẫu nhiều phôi pha thì hồ Tịnh vẫn là biểu tượng của sen Huế. Cũng như tôi, nhiều người đã luyến tiếc, sao lễ hội sen Huế lại không được xem là cơ hội để tạo dựng lại hồ Tịnh, khơi nguồn cho một truyền thuyết mới về một hoa “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, và hơn thế, làm sống lại một điểm đến cho du lịch và văn hóa Huế.
ĐAN DUY