Thời gian qua,ủđộbóng đá số - dữ liệu 666 đội ngũ nhà giáo ở huyện Châu Thành đã có nhiều giải pháp linh động, sáng tạo góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Thầy Diệp Đặng Tú, giáo viên dạy tin học Trường Tiểu học Phú Hữu 2, luôn hết mình vì nghề giáo. Không ngừng học hỏi Cặm cụi cắt ghép, chắt lọc từng hình ảnh minh họa cho phù hợp với lời giảng của giáo viên trong clip bài giảng ghép vần dành cho học sinh lớp 1, học qua truyền hình, thầy Diệp Đặng Tú, giáo viên dạy tin học Trường Tiểu học Phú Hữu 2, chia sẻ: “Quả thật dạy và học trong thời đại công nghệ số, giáo viên chúng tôi phải chủ động rất nhiều. Mình phải tự học, phải thích nghi mới có thể dạy các em học tốt trong điều kiện tạm dừng đến trường”. Thầy Tú hiện đang là thành viên tổ kỹ thuật biên tập bài giảng dạy qua truyền hình của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Châu Thành. Theo nhiệm vụ phân công, thầy luôn nhiệt tình hỗ trợ đồng nghiệp dàn dựng, biên tập lại các bài giảng dạy qua truyền hình chất lượng. Hiện nay, đã có khoảng 50 bài giảng qua truyền hình cho học sinh khối lớp 1, lớp 2 của huyện đã được thực hiện và chuyển đến cho học sinh học tập. Chia sẻ niềm vui với nghề giáo, thầy Tú thổ lộ: “Nhờ những buổi thực hiện clip truyền hình này làm tôi nhớ lắm những ngày đầu mình mới về công tác tại trường. Cũng bỡ ngỡ, lạ lẫm, cái gì cũng mới, cũng phải học. Nhất là bộ môn tin học, trường khi đó không có ai giảng dạy môn này, tôi về thì mới bắt đầu triển khai dạy năm học đầu tiên 2013-2014 cho học sinh khối lớp 3, 4, 5. Khó khăn lúc đó rất nhiều vì cái gì cũng phải tự mình làm nhưng vì yêu nghề, được sự hỗ trợ của ban giám hiệu nhà trường, tôi cố gắng vượt qua”. Biết trường còn hạn chế về thiết bị giảng dạy tin học, chỉ 10 máy vi tính mà lớp học hơn 35 học sinh/lớp, như vậy 3-4 em học cùng 1 máy rất khó học, thầy đã đề nghị ban giám hiệu cho phép thầy tách ra làm 2 lớp để học sinh thuận tiện trong việc thực hành máy tính. Việc dạy tăng thêm 1 tiết/lớp không tính vào kê quy mô mà do thầy tình nguyện dạy. Ngoài ra, phòng tin học do thầy quản lý cũng thường xuyên mở cửa, giờ ra chơi em nào chưa hiểu hết bài hay muốn thực hành thêm máy tính đều có thể đến và được thầy hỗ trợ nhiệt tình. Thầy cũng thực hiện mô hình “Nhóm bạn cùng tiến”, bạn khá sẽ hỗ trợ bạn có năng lực học chưa tốt. Nhờ đó, học sinh mê và thích thú khi đến giờ học tin học. 9 năm gắn bó với bộ môn tin học, không chỉ chủ động nâng cao chất lượng giảng dạy môn tin học, thầy còn bồi dưỡng và thành lập cho nhà trường một đội tuyển học sinh giỏi tin học. Hàng năm đều có ít nhất 1-5 học sinh tham gia thi và đạt giải cấp huyện, tỉnh. Năm học 2020-2021, đại diện giáo viên của huyện dự thi hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, thầy xuất sắc mang về giải nhất. Ông Trần Hoàng Thới, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Thầy Tú không chỉ là một giáo trẻ năng động, sáng tạo mà còn rất tâm huyết và nhiệt tình hỗ trợ đồng nghiệp. Nhờ thầy mà việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường thời gian qua thực hiện hiệu quả, có chất lượng. Tôi thấy ở thầy sự chịu khó và hết lòng vì học sinh”. Để đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong mỗi giờ học, thầy Tú đang bắt tay vào việc thực hiện mô hình “Chiếc xe công nghệ thông tin”. Nâng chất lượng đội ngũ nhà giáo Tập trung nghe giảng viên dạy học chính trị trực tuyến, cô Dương Ngọc Lài, giáo viên Trường Mầm non Ánh Dương, chia sẻ: “Nhờ sự quan tâm, tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ chuyên môn, bản lĩnh chính trị của phòng giáo dục và đào tạo, của ban giám hiệu nhà trường, tôi đã được trang bị nhiều kiến thức nền bổ ích. Tôi tự tin hơn với nhiệm vụ được giao, mạnh dạn hơn trong các đóng góp ý kiến, thực hiện các mô hình để giáo dục trẻ chăm ngoan, học giỏi”. 16 năm gắn bó với nghề nuôi dạy trẻ, cô Lài luôn chủ động học tập, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy từ đồng nghiệp. Cô Lài bộc bạch: “Nghề nuôi dạy trẻ nói khó không khó, nhưng không dễ chút nào. Cô giáo phải tâm huyết, yêu nghề, thương trẻ, quan tâm trẻ như con mình thì mới có thể chăm sóc và nuôi dạy trẻ tiến bộ từng ngày”. Chính việc xác định cách dạy như thế, ngay từ đầu khi chọn nghề giáo, cô Lài đã góp phần nâng chất lượng nuôi dạy trẻ bằng các sáng kiến kinh nghiệm hiệu quả tại trường như: Một số biện pháp giúp trẻ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường; Một số biện pháp tăng cường hoạt động ngoài trời thông qua trò chơi dân gian... Năm học 2017-2018 cô đạt giải ba Hội thi Giáo viên mầm non dạy giỏi cấp tỉnh, nhiều bài viết chia sẻ kinh nghiệm hay trong dạy trẻ của cô đã được tỉnh chọn gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo, tham gia chương trình “75.000 sáng kiến vượt khó, phát triển”... Còn nhiều nữa những tấm gương nhà giáo vượt khó, linh động trong đổi mới, sáng tạo trong giảng dạy đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của ngành giáo dục và đào tạo huyện Châu Thành. Ông Phạm Công Danh, Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Châu Thành, cho biết: “Để nâng cao hơn nữa chất lượng Phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, ngành giáo dục và đào tạo huyện đã tập trung chăm lo, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cả về chuyên môn và bản lĩnh chính trị. Chúng tôi tập trung vào việc phát huy tinh thần chủ động tự học của giáo viên. Việc chủ động sáng tạo, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo trong thời gian qua”. Huyện Châu Thành có 32 trường học từ mầm non đến THCS. Toàn ngành có 818 cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên. 100% cán bộ quản lý đạt chuẩn, tỷ lệ giáo viên mầm non đạt chuẩn và trên chuẩn chiếm trên 92%, giáo viên tiểu học đạt chuẩn 79,35%, giáo viên THCS đạt chuẩn và trên chuẩn gần 76%. Toàn huyện hiện có 8 thầy, cô được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. |
Bài, ảnh: CAO OANH |