Chưa đạt 10% kế hoạch
Theổphầnhóathoáivốnkhóhoànthànhkếhoạchnălịch bóng đá tây ban nha la ligao báo cáo của Bộ Tài chính về CPH, thoái vốn, cơ cấu lại DN nhà nước (NN), trong 6 tháng đầu năm 2018, có 8 DN được phê duyệt phương án CPH, tổng giá trị DN là 29.378 tỷ đồng, trong đó, giá trị vốn nhà nước là 15.162 tỷ đồng. Theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, năm 2018 phải hoàn thành CPH ít nhất 85 DN.
Về thoái vốn, trong 6 tháng đầu năm, các DN đã thoái được 2.506 tỷ đồng, thu về 6.458 tỷ đồng. Theo Quyết định số 1232 của Thủ tướng Chính phủ thì năm 2017 có 135 DN, năm 2018 có 181 DN phải thực hiện thoái vốn. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2018, chỉ có 5 đơn vị thực hiện thoái vốn. Lũy kế đến nay mới chỉ có 16 đơn vị thực hiện thoái vốn theo Quyết định 1232. Như vậy, nhìn chung tiến độ triển khai CPH và thoái vốn nhà nước là chậm, hiện đều chưa đạt đến 10% kế hoạch và có khả năng không đạt được kế hoạch đề ra của năm 2018.
Tại phiên họp Chính phủ với các địa phương đầu tháng 7 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng cho biết, từ khi bắt đầu chủ trương CPH đến nay, tổng số vốn nhà nước đã bán được rất ít, chỉ chiếm khoảng 8% tổng số vốn nhà nước tại DN (đến 31/12/2017).
Theo Bộ Tài chính, nguyên nhân của tình trạng trên là do việc triển khai thực hiện CPH, thoái vốn, cơ cấu lại DN theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và chấp hành cơ chế báo cáo ở một số bộ, ngành, địa phương chưa thực sự nghiêm túc. Các DN CPH còn tồn tại nhiều vướng mắc về tài chính, đất đai, lao động trong giai đoạn trước CPH cần phải có thời gian xử lý, làm kéo dài thời gian thực hiện.
Bên cạnh đó, mặc dù cơ chế tháo gỡ đã ban hành đầy đủ nhưng khâu tổ chức thực hiện chưa đạt như kỳ vọng, đặc biệt là quá trình sắp xếp, xử lý đất đai khi CPH còn rất chậm. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính khẳng định tại Quốc hội vừa qua, trong quá trình CPH, việc xây dựng, phê duyệt phương án sử dụng đất của DN là rất quan trọng.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, một số tồn tại đã làm ảnh hưởng đến kết quả của quá trình CPH, thoái vốn như còn DN sử dụng nhiều diện tích đất, đất ở vị trí thuận lợi tại nhiều địa phương chưa thống nhất được phương án sử dụng đất với địa phương trước khi CPH. Hơn nữa, thực tế quá trình các địa phương có ý kiến trả lời về phương án sử dụng đất và giá đất thường rất chậm dẫn đến việc phải kéo dài thời gian, điều chỉnh tiến độ CPH. Một số địa phương chưa kiên quyết trong việc thu hồi, xử lý đất đai của các DN sử dụng đất không đúng mục đích, vi phạm pháp luật về đất đai.
Khẩn trương hoàn thiện chính sách, rà soát quỹ đất
Để khắc phục những hạn chế, thúc đẩy nhanh hơn tiến trình CPH, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN, có nhiều giải pháp được Bộ Tài chính đề ra. Về mặt chính sách, các cơ quan chức năng cần rà soát các luật có liên quan như Luật DN; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN; Luật Cán bộ, công chức; Luật Phá sản; Bộ luật Lao động và các quy định có liên quan để trình cấp có thẩm quyền đưa vào chương trình của Quốc hội, để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quá trình cơ cấu lại và vai trò, vị trí của DNNN thời gian tới.
Về triển khai thực hiện, các bộ, ngành cần khẩn trương nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ như: nghị định về hoạt động của DNNN; nghị định về quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu; nghị định về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích….
Để đảm bảo có căn cứ pháp lý và tạo điều kiện khuyến khích các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài tham gia CPH, thoái vốn, Ngân hàng Nhà nước cần có hướng dẫn thống nhất chung việc đặt cọc, ký quỹ bằng ngoại tệ của các nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia đấu giá mua cổ phần của các DN.
Đối với các DN thuộc diện phải CPH, thoái vốn giai đoạn 2018 – 2020, cơ quan đại diện chủ sở hữu khẩn trương phấn đấu hoàn thành kế hoạch. Các DN có khả năng không hoàn thành kế hoạch cần kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ các khó khăn, vướng mắc để xem xét, giải quyết. Đồng thời, DN phải khẩn trương rà soát toàn bộ quỹ đất đang quản lý, sử dụng để lập phương án sử dụng đất đai theo quy định của luật đất đai, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước khi quyết định CPH DN theo đúng quy định tại Nghị định 167/2017/NĐ-CP và Nghị định số 126/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
Cuối cùng, một giải pháp quan trọng nữa cần chú trọng là tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán, không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá trình sắp xếp, CPH, thoái vốn. Kiên quyết xử lý các DN thua lỗ, các dự án đầu tư kém hiệu quả theo cơ chế thị trường. Có cơ chế kiểm soát phù hợp nguồn vốn mua, bán, sáp nhập DN. Thực hiện công khai, minh bạch trong đầu tư, quản lý tài chính, CPH, thoái vốn. Chỉ đạo thực hiện tốt chính sách đối với người lao động và lao động dôi dư trong DNNN thực hiện sắp xếp, đổi mới, trong đó có người quản lý, điều hành DN và áp dụng các nguyên tắc quản trị DN theo thông lệ quốc tế.
D.A