Thưa ông,áttriểnnhiệtđiệnthan Gắnvớibảovệmôitrườbxh bong da y ông có thể đánh giá tình hình phát triển các nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) than và thực trạng môi trường từ NMNĐ than hiện nay? | Tro, xỉ từ nhà máy nhiệt điện được sử dụng làm vật liệu xây dựng |
Hiện, cả nước có 25 NMNĐ than đang vận hành thương mại với các vấn đề môi trường chính như khí thải, chất thải rắn công nghiệp thông thường và nước. Cụ thể, khí thải hiện được giám sát theo Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) 22:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp nhiệt điện, trong đó, tập trung vào 3 thông số: Bụi tổng, Nox và SO2. Hiện, các nhà máy đã lắp đặt hệ thống lọc bụi tĩnh điện (ESP) với công nghệ CORONA, hiệu suất xử lý trên 98%, đáp ứng được yêu cầu về môi trường. Với Nox, có 2 công nghệ được sử dụng để khử là đốt kiểu phân cấp hoặc lắp đặt hệ thống SCR để xử lý. Trong khi đó, SO2 được hầu hết các NMNĐ áp dụng công nghệ xử lý bằng đá vôi hoặc sử dụng nước biển để khử. Về chất thải rắn công nghiệp thông thường (tro, xỉ), 25 NMNĐ than có lượng phát sinh trong năm 2018 khoảng 13 triệu tấn, trong đó, tiêu thụ (làm VLXD, thi công công trình…) khoảng hơn 5 triệu tấn (39%). Với nước thải công nghiệp, gồm: Nước thải xỉ, nước thải từ hoạt động sản xuất được thu gom, tái sử dụng không xả thải ra môi trường. | Ông Phạm Trọng Thực - Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (KTAT&MTCN), Bộ Công Thương |
Để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng không mong muốn đến môi trường trong quá trình hoạt động của các NMNĐ, Cục KTAT&MTCN đã triển khai những giải pháp gì, thưa ông? Cục KTAT&MTCN đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trước hết là hoàn thiện khung khổ pháp lý như góp phần sửa đổi Luật BVMT năm 2014, tạo cơ sở pháp lý phát triển các công nghệ môi trường, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thiết bị xử lý môi trường... Cục cũng đã tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều văn bản nhằm tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện các quy định liên quan đến xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của NMNĐ, nhà máy hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất VLXD và trong công trình xây dựng; chủ trì, phối hợp với các đơn vị xây dựng và trình Bộ Công Thương ban hành quyết định về Đề án xử lý, tiêu thụ tro, xỉ, thạch cao; chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra công tác BVMT NMNĐ; giao và trực tiếp chỉ đạo đánh giá tác động tổng hợp môi trường tự nhiên và xã hội Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, Duyên Hải để có các giải pháp tăng cường quản lý và BVMT. Đồng thời, tổ chức hội thảo, chương trình hợp tác với nhiều đối tác quốc tế để trao đổi kinh nghiệm và thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật có liên quan… Tuy nhiên, do chất lượng tro, xỉ, thạch cao của các NMNĐ khác nhau nên việc sử dụng không đồng đều, trong khi thị trường tiêu thụ gặp khó khăn. Đặc biệt, việc sử dụng tro, xỉ còn gặp vướng mặc từ cơ chế, chính sách. Điển hình như Luật BVMT năm 2014 có quy định về công nghiệp môi trường nhưng đến nay chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết, nhất là các văn bản quy định về trách nhiệm của các bộ, ngành. Hay, Bộ Công Thương được Chính phủ giao quản lý nhà nước trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và nhập khẩu hàng hóa - những lĩnh vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường -nhưng Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 quy định về quản lý chất thải và phế liệu lại không có quy định trách nhiệm của Bộ Công Thương nên công cụ quản lý môi trường của Bộ trong lĩnh vực này rất hạn chế… Giải pháp khắc phục những tồn tại trong thời gian tới là gì, thưa ông? Trước hết, cần sửa đổi Luật BVMT năm 2014, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thiết bị xử lý môi trường, tăng cường giám sát việc thi hành pháp luật. Cùng đó, Quốc hội cần xem xét, ban hành Nghị quyết trong việc phát triển nhiệt điện nhằm bảo đảm an ninh năng lượng gắn với BVMT, trong đó có việc quản lý, xử lý và tiêu thụ tro, xỉ, thạch cao. Với Chính phủ, tôi cho rằng, cần sớm sửa đổi Nghị định số 38/2015/NĐ-CP theo hướng bổ sung công cụ pháp lý cho các bộ, ngành trong việc quản lý tro, xỉ, quy định đặc thù về quản lý tro, xỉ và tháo gỡ rào cản về giấy phép. Đồng thời xây dựng các chính sách nhằm hạn chế sử dụng gạch nung tại các địa phương và khu vực đặt NMNĐ. Các địa phương cần chủ động lập kế hoạch sử dụng tro, xỉ đáp ứng các tiêu chuẩn vào mục đích san lấp mặt bằng và sử dụng phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và BVMT. Cuối cùng, cần tăng cường công tác tuyền truyền, phổ biến về hoạt động của NMNĐ cũng như ứng dụng các loại VLXD từ tro, xỉ thạch cao... để người dân nắm bắt đầy đủ thông tin và có cái nhìn đúng về phát triển NMNĐ. Xin cảm ơn ông! |