【kqbd melbourne victory】Chiến tranh thương mại Mỹ

  发布时间:2025-01-12 12:19:23   作者:玩站小弟   我要评论
Đây là chia sẻ của ông Lê Ngọc Nam - Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán kqbd melbourne victory。

Đây là chia sẻ của ông Lê Ngọc Nam - Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Phân tích,ếntranhthươngmạiMỹkqbd melbourne victory Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI) khi trao đổi với phóng viên TBTCVN về diễn biến của thị trường chứng khoán (TTCK) hiện nay.

* PV:Thưa ông, sau khi thông tin chính thức về chiến tranh thương mại được phát đi, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự hồi phục ngắn hạn. Ông đánh giá thế nào về tính bền vững của sự hồi phục này? Vì sao?

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tác động thế nào tới chứng khoán Việt Nam?
Về mặt kỹ thuật, trong ngắn hạn, thị trường chưa có nhiều động lực tăng mạnh nhưng có thể sẽ giao dịch ổn định xung quanh mốc 950-980 điểm. Ông Lê Ngọc Nam

- Ông Lê Ngọc Nam:TTCK Việt Nam đã có 4 phiên tăng tổng 28,63 điểm (từ 947,01 điểm lên 975,64 điểm) sau khi có thông tin chính thức về việc Mỹ áp thuế với hàng hóa Trung Quốc. Qua 4 phiên giao dịch, thanh khoản khớp lệnh trên sàn HSX đạt khoảng hơn 2.800 tỷ đồng, mức trung bình của thị trường giai đoạn gần đây, tức là chưa có nhiều đột phá.

Tính từ đầu năm 2019, thanh khoản khớp lệnh trung bình phiên tháng 2, 3 đạt mức 3.600 tỷ đồng, cao hơn mức đáy tháng 1 là 1.900 tỷ đồng, cùng với mức điểm cuối quý I là 988,5 - tăng 9,7% so với đầu năm đang trở thành ngưỡng hỗ trợ rất tốt cho thị trường.

Việc thị trường hồi phục ở mốc quan trọng này cho thấy tâm lý bi quan lâu nay của nhà đầu tư về thị trường phần nào giảm bớt. Tôi nhận thấy, về mặt kỹ thuật, trong ngắn hạn, thị trường chưa có nhiều động lực tăng mạnh nhưng có thể sẽ giao dịch ổn định xung quanh mốc 950 - 980 điểm.

* PV:Có ý kiến cho rằng, tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ còn “đeo bám” thị trường chứng khoán toàn cầu trong thời gian tới. Ông đánh giá thế nào tác động của dòng thông tin này tới nền thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian tới?

- Ông Lê Ngọc Nam:Suốt 2 quý cuối năm 2018 và tới đầu quý II/2019, thị trường đã có phản ứng khá tiêu cực mỗi khi xuất hiện các thông tin về chiến tranh thương mại. Tuy vậy, thực tế cho thấy chính trong giai đoạn này một số dòng cổ phiếu lại hưởng lợi từ cuộc chiến này, điển hình là dòng cổ phiếu dệt may.

Dòng cổ phiếu dệt may đã có biến động rất tích cực kể từ đầu quý I/2019 tới hiện tại, một số mã cổ phiếu lớn của dòng này đã có mức tăng từ 20 - 40%. Theo thống kê của TVSI với các doanh nghiệp được lựa chọn trong ngành dệt may, thì doanh thu ngành năm 2018 tăng trưởng mạnh, đạt 14% so với mức tăng trưởng gộp 9,2% từ năm 2013 tới 2017.

Lợi nhuận sau thuế năm 2018 của nhóm cổ phiếu này cũng tăng 25% so với mức gộp 11,4%/năm giai đoạn 2013 - 2017. Tuy vậy, tới quý I/2019 doanh thu của dòng dệt may đang đi ngang, trong khi lợi nhuận giảm 3,2% so với cùng kỳ. Nguyên nhân căn bản của đà tăng trưởng chững lại do các nhà máy gần như đã hoạt động hết công suất.

Như vậy, chúng ta thấy rõ tác động tích cực của cuộc chiến này trong ngắn hạn với lĩnh vực dệt may. Tác động dài hạn đối với nền kinh tế, có lẽ còn phải theo dõi thêm thời gian tới.

* PV:Nhiều ý kiến cho rằng, đối với chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Việt Nam sẽ không nằm ngoài tác động tiêu cực, nhưng hưởng lợi sẽ có phần nhiều hơn. Vậy điều này sẽ phản ánh vào thị trường chứng khoán như thế nào, thưa ông? Ngành nào là ngành sẽ được hưởng lợi trực tiếp?

- Ông Lê Ngọc Nam:Chúng ta có một số ngành nghề được hưởng lợi từ chiến tranh thương mại, ví dụ về ngành dệt may như tôi vừa nêu trên, nhưng tác động tổng thể trong trung và dài hạn sẽ còn cần được bàn tới nhiều.

thanh khoản

Đối với TTCK, tôi cho rằng, nguyên nhân căn bản của việc thị trường giao dịch không thực sự sôi động như giai đoạn này (VN-Index giảm 15,8%, thanh khoản trung bình quý I/2019 giảm 49,6% so với quý I/2018) là do việc thị trường có vẻ như đã đạt đỉnh vào quý I/2018. Theo phân tích kỹ thuật, thị trường sẽ cần một thời gian tương đối dài mới đạt được điểm số và thanh khoản như quý I/2018.

VN-Index

Nhóm ngành hưởng lợi trực tiếp theo tôi biết chính là dệt may, tuy nhiên, với việc năng lực sản xuất hạn chế hiện tại, cùng với thời gian để giải quyết các vấn đề liên quan tới mở rộng công suất, nâng cao chất lượng hàng suất khẩu… thì tác động trong ngắn hạn sẽ không rõ ràng. Theo nhận định của tôi, có vẻ dòng dệt may đang giao dịch với mức định giá hợp lý - tức mức độ hấp dẫn trong ngắn và trung hạn không nhiều.

* PV:Thị trường tháng 5 thông thường sẽ “trũng” thông tin; tuy nhiên, tháng 5 này, ngoại trừ những thông tin về chiến tranh thương mại, thì còn có thêm thông tin liên quan tới việc MSCI công bố nâng hạng các thị trường. Ông đánh giá thế nào về tác động của thông tin này tới thị trường Việt Nam?

- Ông Lê Ngọc Nam:Tháng 5 thường được các nhà đầu tư ví là tháng “Sell in May”. Theo thống kê của TVSI, kể từ năm 2000, xác suất có 61% các tháng 5 thị trường biến động âm, 39% có biến động tăng giá, do đó, có vẻ cơ bản thì thị trường theo quá khứ đúng là như vậy. Tuy nhiên, tôi thấy trong đầu tư thì biến động VN-Index chỉ là một phần, trong khi đó vẫn còn tới 39% các tháng 5 có biến động tốt.

Thông tin về MSCI công bố nâng hạng các thị trường, hay dòng tiền ETF cũng được quan tâm ở thời điểm hiện tại. Tuy vậy, càng gần tới thời điểm công bố, các phân tích từ thị trường cũng đã dần làm rõ hơn các yếu tố tác động, do đó, theo tôi cũng sẽ không có nhiều tác động lớn.

* PV:Xin cảm ơn ông!

Duy Thái

相关文章

最新评论