【điểm xếp hạng người chơi leverkusen gặp bayern】Ngành xây dựng giảm mạnh, GRDP quý I/2022 TP.HCM vẫn tăng gần 2%

时间:2025-01-11 08:42:45来源:88Point 作者:Cúp C2

Thông tin được bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai,ànhxâydựnggiảmmạnhGRDPquýITPHCMvẫntănggầđiểm xếp hạng người chơi leverkusen gặp bayern Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM chia sẻ tại buổi họp báo cáo tình hình kinh tế- xã hội Quý I và nhiệm vụ trọng tâm Quý II năm 2022 của UBND TP.HCM, diễn ra vào chiều 4/5.

Theo bà Mai, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn Thành phố (GRDP) quý I/2022 ước tính tăng 1,88% so với cùng kỳ, thấp hơn mức tăng 5,46% của quý I/2021 nhưng cao hơn 0,79 điểm phần trăm so với mức tăng của quý I/2020.

“Từ mức giảm sâu ở quý III, IV năm 2021 lần lượt là -24,97% và -11,64% đến nay, kinh tế Thành phố đã dần ổn định và phục hồi tăng trưởng dương, sau thời gian ‘bạo bệnh chưa có tiền lệ’ đã có bước hồi phục và đứng lên khởi sắc cho thấy dư địa, tiềm lực và sức sống của doanh nghiệpkinh tế Thành phố khá tốt”, bà Mai nói.

Kinh tế quý I/2022 của TP.HCM đã băt đầu phục hồi mạnh. Ảnh: TTBC

Bà Mai cho biết thêm, tổng tăng trưởng chung của nền kinh tế (tính theo giá trị gia tăng -VA) quý I/2022 tăng 1,84% so với cùng kỳ, đóng góp 97,8% vào tốc độ tăng GRDP Thành phố.

Theo bà Mai, đóng góp lớn nhất cho kinh tế của TP.HCM chủ yếu đến từ các ngành dịch vụ, đóng góp 96,8% vào tốc độ tăng GRDP. Trong đó, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùngtháng 3 ước đạt 92.690 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ, tăng 8,35% so với tháng trước.

“Qua 3 tháng đầu năm 2022, kinh tế Thành phố đã ghi nhận nhiều tín hiệu phục hồi khá tích cực. Trên 98% các cơ sở sản xuất trên địa bàn Thành phố đã mở cửa nhà máy, phân xưởng sản xuất, lưu thông hàng hóa thông suốt, không bị đứt gãy”, bà Mai nói và đồng thời cho biết, các điểm bán lẻ, hệ thống phân phối, nhà hàng, khách sạn, hàng quán kinh doanh ăn uống… đã mở cửa trở lại toàn hệ thống, tổ chức kinh doanh song song cả phương thức trực tiếp và trực tuyến, liên kết với những thương hiệu ứng dụng gọi xe công nghệ để thực hiện hoạt động khuyến mãi, giảm giá cho người tiêu dùng .

Bên cạnh đó, mặc dù hoạt động xuất khẩu của Thành phố vẫn chịu tác động của đại dịch Covid-19, biến động địa chính trị tại một số thị trường nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu quý I tiếp tục duy trì đà phục hồi.

Đồng thời, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu cao hơn xuất khẩu là một dấu hiệu tích cực đối với sản xuất trong nước. Các doanh nghiệp tăng cường nhập khẩu để đẩy mạnh phục hồi sản xuất sau nhiều tháng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, chuẩn bị sản xuất cho các đơn hàng xuất khẩu các tháng tiếp theo.

Điểm đáng chú ý là các ngành kinh tế liên quan đến khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và khu vực công nghiệp và xây dựng không đóng góp nhiều vào tốc độ tăng trưởng của TP.HCM.

Thậm chí, ngành xây dựng đã giảm 14,73%, không đóng góp vào mức tăng GRDP mà còn kéo giảm 29,8% vào tốc độ tăng GRDP. Nguyên nhân theo bà Mai là do giá đầu vào vật liệu xây dựng tăng khiến các dự ánbị chậm tiến độ.

Trong khi đó, ông Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM chỉ ra 2 nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng âm của ngành xây dựng.

Thứ nhất là lượng đơn xin giấy phép sửa chữa nhà của người dân đã giảm đi rất nhiều. Nguyên nhân là đại dịch xảy ra trong hai năm qua khiến thu nhập người dân giảm.

Đặc biệt, Hiệp hội Bất động sảnTP.HCM mới đây đã có đơn kiến nghị gỡ khó cho 65 dự án bất động sản tại TP.HCM. “Nhiều dự án bất động sản tại Thành phố đang đóng băng thì không thể đóng góp vào tăng trưởng cho ngành được”, ông Ngân nói và cho rằng TP.HCM cần sớm tháo gỡ những vướng mắc này.

相关内容
推荐内容