Toàn cảnh một cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ở New York,nh hđội hình villarreal gặp real sociedad Mỹ ngày 13-11. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Ngoài đại diện thường trực, Ngoại trưởng, quan chức của 15 nước Hội đồng Bảo an, phiên họp còn có sự tham gia của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, Đại sứ Triều Tiên tại Liên hợp quốc Ja Song-nam và Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Cho Huyn.
Phát biểu tại phiên họp, Tổng Thư ký Antonio Guterres cho rằng bán đảo Triều Tiên đang là điểm căng thẳng và nguy hiểm nhất trong các vấn đề hòa bình và an ninh, gây quan ngại sâu sắc về nguy cơ đối đầu quân sự, đặc biệt là những hệ quả không mong muốn từ những tính toán sai lầm.
Ông nhấn mạnh các vụ thử tên lửa, hạt nhân do Triều Tiên thực hiện từ đầu năm đến nay là rất đáng quan ngại, với cấp độ ngày một tăng. Triều Tiên là nước duy nhất phá vỡ các nguyên tắc về cấm thử vũ khí hạt nhân, trong khi các thanh sát viên của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) vẫn chưa được phép vào Triều Tiên để xác thực chương trình hạt nhân của nước này.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi lãnh đạo Triều Tiên tuân thủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an, nối lại tiến trình đàm phán, hướng đến một nền hòa bình ổn định trên bán đảo Triều Tiên.
Ông nhấn mạnh để tránh tình hình leo thang bất chợt có thể dẫn tới xung đột, các bên cần phải tái lập ngay các kênh liên lạc với Triều Tiên, nổi bật là liên lạc Liên Triều và các kênh quân sự; đồng thời cảnh báo bất kỳ hành động quân sự nào cũng đều gây ra những hệ quả nghiêm trọng, khôn lường.
Theo ông Guterres, thống nhất tại Liên hợp quốc và đoàn kết tại Hội đồng Bảo an là công cụ đặc biệt quan trọng để đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa, tạo không gian cho các sáng kiến ngoại giao.
Liên hợp quốc coi Nghị quyết số 2375 ban hành hồi tháng 9-2017 là sự thể hiện đoàn kết thống nhất.
Vai trò của Liên hợp quốc trong giải quyết khủng hoảng Triều Tiên được thể hiện trên ba khía cạnh: công bằng, không thiên vị; đề cao những nguyên tắc, giá trị, quy định hướng đến giải pháp ngoại giao hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế; và thúc đẩy cơ hội đối thoại giữa tất cả các bên.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc nhấn mạnh can dự ngoại giao là giải pháp tốt nhất để đạt được hòa bình ổn định và phi hạt nhân hóa. Cộng đồng quốc tế cần phải làm mọi việc để đạt những mục tiêu này và tránh nguy cơ khó lường, hệ quả thảm khốc.
Ông cũng bày tỏ quan ngại về vấn đề nhân đạo tại Triều Tiên, khi có tới 70% dân số nước này đối diện với nguy cơ thiếu lương thực, 40% bị suy dinh dưỡng. Liên hợp quốc kêu gọi viện trợ khẩn cấp 114 triệu USD cho Triều Tiên trong năm 2017, nhưng mức đóng góp đến nay mới chỉ đạt 30%.
Theo ông, các nước thành viên Liên hợp quốc, đặc biệt là những nước có đại diện tham dự phiên họp ngày 15/12, cần đóng góp nhiều hơn nữa vì người dân Triều Tiên đáng nhận được sự hào phóng, giúp đỡ của quốc tế.