【nhận định bóng đá real】Làm thế nào để tăng cơ hội xuất khẩu vào Australia nhờ CPTPP?

作者:World Cup 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 11:29:04 评论数:
lam the nao de tang co hoi xuat khau vao australia nho cptppCPTPP mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam từ thị trường Canada
lam the nao de tang co hoi xuat khau vao australia nho cptppXuất khẩu khởi sắc nhờ CPTPP
lam the nao de tang co hoi xuat khau vao australia nho cptppThắc mắc về CPTPP, hỏi ở đâu?
lam the nao de tang co hoi xuat khau vao australia nho cptppBộ Công Thương vạch rõ lộ trình thực hiện CPTPP
lam the nao de tang co hoi xuat khau vao australia nho cptpp
Australia đã và đang trở thành một trong những thị trường xuất khẩu và đầu tư rất tiềm năng của Việt Nam.

Ngày 12/4, tại Hà Nội, Trung tâm WTO và Hội nhập (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam- VCCI) phối hợp với Chương trình Aus4Skills – Australia Global Alumni tổ chức Hội thảo: Tiềm năng thị trường Australia từ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Tiềm năng lớn

Năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Australia chỉ chiếm 1,84% - một tỷ lệ khá nhỏ so với một thị trường khá lớn như Australia. Theo nghiên cứu của Trung tâm WTO và Hội nhập, Việt Nam có cơ cấu hàng xuất khẩu không thật sự bổ sung với cơ cấu hàng nhập khẩu của Australia; một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực truyền thống của Việt Nam (như nông sản, dệt may) lại là các sản phẩm mà Australia nhập khẩu rất ít.

Bà Phùng Thị Lan Phương, Trưởng phòng FTA, Trung tâm WTO và Hội nhập cho hay, Australia là một thị trường khó tính với nhiều quy định nhập khẩu nghiêm ngặt khiến hàng hóa của Việt Nam dù có ưu đãi thuế quan cũng khó có thể tiếp cận được. Ngoài ra Australia cũng duy trì nhiều quy định về các biện pháp kỹ thuật, như các yêu cầu về dán nhãn sản phẩm, quy cách tiêu chuẩn sản phẩm… khá khắt khe. Nhiều lô hàng xuất khẩu của Việt Nam xuất khẩu sang Australia đã bị từ chối trả về do không đáp ứng được một trong các quy định trên, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp như rau củ quả.

“Dù Việt Nam có Hiệp định ASEAN – Australia/New Zealand (AANZFTA) nhưng những lợi ích từ việc cắt giảm thuế quan có thể không đủ trang trải cho các chi phí tăng thêm khi xuất khẩu sang Australia so với các thị trường khác dễ tính và gần Việt Nam hơn. Vì thế, việc CPTPP có hiệu lực sẽ tạo ra những điểm khác biệt và cơ hội cho các nhà xuất khẩu, đầu tư và người lao động Việt Nam tại thị trường Australia”, bà Phương nêu rõ.

Theo đó, trong CPTPP, Australia cam kết một biểu thuế quan chung, áp dụng cho tất cả các thành viên CPTPP. Cụ thể, Australia cam kết xoá bỏ thuế quan đối với 93% số dòng thuế ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực. Gần như toàn bộ các dòng thuế còn lại sẽ được xóa bỏ trong vòng 3-4 năm và tập trung chủ yếu ở các sản phẩm đang có thuế suất là 5-10%, bao gồm: nhựa và cao su, dệt may, quần áo và giày dép, sắt thép, linh kiện ô tô, và một số máy móc, đồ nội thất. Sản phẩm duy nhất mà Australia không xóa bỏ thuế là ô tô đã qua sử dụng.

Tìm cách tận dụng cơ hội

Tuy nhiên, bà Phùng Thị Lan Phương cho biết, các cam kết thương mại quốc tế nói chung thường phức tạp và khó hiểu đối với trình độ của nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong khi đó, CPTPP là một FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao với nhiều nội dung mới và phức tạp hơn.

Theo điều tra trên của VCCI, tỷ lệ doanh nghiệp biết rõ về CPTPP chỉ chiếm 13% trong khi tỷ lệ doanh nghiệp biết hạn chế (biết tương đối hoặc rất ít) chiếm tới 65%. Đáng lưu ý có tới 14% số lượng doanh nghiệp được hỏi hoàn toàn không biết gì về CPTPP mặc dù FTA này đã được nhắc tới nhiều bởi các phương tiện truyền thông (báo, đài) trong suốt quá trình đàm phán cho đến khi được ký kết (hơn 6 năm).

Do đó, để tận dụng được những cơ hội trên, bà Đinh Thị Mỹ Loan, nguyên Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Australia, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, để tăng cường xuất khẩu vào thị trường Australia, các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, chọn sản phẩm phù hợp; nghiên cứu đổi mới, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm; chú trọng xây dựng thương hiệu; đưa ra mức giá hợp lý nhất bởi hầu hết nhà nhập khẩu của Australia không thích mặc cả, nếu mức giá không hợp thì họ sẽ xem xét lại đơn hàng… Đặc biệt, các doanh nghiệp cần hướng đến một nền sản xuất sạch hơn, đảm bảo và có sự hiểu biết về các quy định chất lượng hàng hóa, hình thành các chuỗi liên kết.

Còn theo khuyến cáo từ Trung tâm WTO và Hội nhập, các quy định nhập khẩu của Australia có thể thay đổi thường xuyên nên doanh nghiệp cần liên tục cập nhật, hoặc lập một bộ phận pháp lý hoặc thuê tư vấn để có thể đáp ứng được các yêu cầu mới. Doanh nghiệp cũng nên nghiên cứu sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng, thói quen mua sắm lớn và phổ biến ở Australia để có những sản phẩm phù hợp. Ví dụ như người tiêu dùng Australia chỉ ưa chuộng các sản phẩm nước mặn vì ở Australia không có nhiều ao hồ sông suối như Việt Nam, do đó người tiêu dùng không có thói quen ăn các sản phẩm nước ngọt.

“Nói chung, để nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp cần đầu tư lớn và bài bản. Bởi nếu vượt qua được một thị trường khó tính như Australia, doanh nghiệp cũng đáp ứng được các thị trường khó tính tương tự như EU, Nhật Bản, Canada… mà cũng đã hoặc sắp có FTA với Việt Nam”, đại diện phía Trung tâm WTO và Hội nhập nhấn mạnh.

最近更新